Tin tức & sự kiện

Bật mí độ cận thị tối đa của một người có thể bạn chưa biết

Độ cận thị tối đa là khái niệm mới mẻ đối với nhiều người. Rất nhiều phụ huynh có con nhỏ bị cận thị sớm nhưng lại không biết trẻ có thể cận tới bao nhiêu độ và các lý do vì sao. Hơn nữa, việc xác định độ cận không thường xuyên cũng làm cho độ cận thị tối đa tăng cao. Vậy độ cận thị tối đa là gì?

Độ cận thị tối đa là bao nhiêu?

Công thức tính độ cận thị

Muốn biết tật cận thị đang ở mức độ nào, cha mẹ nên hiểu rõ cách xác định độ cận thị. Sau đó mới phân loại độ cận và kiểm tra mắt cho trẻ. Cận thị được đo bằng đơn vị gọi là Diop (D), có nghĩa là đo độ dày của kính. Ta có công thức 1 Diop = 1/f

Trong đó, F là tiêu cự của thấu kính. Độ dài tiêu cự là khoảng cách trẻ có thể nhìn vật rõ ràng nhất.

Dựa trên công thức tính, chúng ta có thể xác định độ cận của trẻ nhỏ bằng danh sách dưới đây:

  • 0 = bình thường
  • – 0.25 đến – 3.00 diop: Cận thị nhẹ
  • – 3.25 đến – 6.00 diop: Cận thị vừa
  • – 6.25 đến – 10.00 diop: Cận thị nặng
  • – 10.25 diop hoặc cao hơn: Cận thị cực đoan

Độ cận thị tối đa của một người

Bảng danh sách độ cận trên giúp ta xác định giới hạn độ cận thị. Tuy nhiên, trên đây chỉ là lý thuyết. Thật sự thì độ cận thị tối đa của 1 người lại không có con số cụ thể.

Thực tế cho thấy có nhiều người bị cận rất nặng từ 20 đến 25 độ. Họ có thể mắc cận thị bệnh lý. Đồng thời mắc chứng bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc…

Cá biệt còn có trường hợp cận đến 50 độ. Trường hợp này gần nghĩa với mù vì khoảng cách mắt nhìn thấy vật chỉ là 2 cm nhỏ bé.

Trên thực tế độ cận thị tối đa của một người không có con số cụ thể

Trên thực tế độ cận thị tối đa của một người không có con số cụ thể

Thế nào là cận thị?

Cận thị là một tật do lỗi khúc xạ ở mắt. Người cận thị có nhãn cầu ngắn và nhìn thấy các vật ở gần rõ ràng. Trong khi các vật ở khoảng cách xa thì nhìn mờ hoặc không thấy. Tình trạng này có thể được cải thiện khi độ cận giảm. Thế nhưng cũng không loại trừ trường hợp trở nên nặng hơn, nếu không có cách khôi phục hiệu quả.

Lý do nhiều trẻ nhỏ bị cận thị

  • Cận thị có thể do di truyền. Bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bị cận thị thì con càng có nguy cơ phát triển cận thị. Cơ hội này tăng lên nếu cả hai cha mẹ đều bị cận thị.
  • Cận thị cũng có thể phát triển do các bệnh tật khác. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể bị cận thị tạm thời khi lượng đường trong máu bất ổn.
  • Một số bệnh mắt như đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra cận thị.
  • Trẻ có thói quen sinh hoạt bừa bãi như thức khuya, xem tivi, dùng điện thoại, máy tính bảng có nguy cơ mắc cận thị…
  • Học tập trong không gian hẹp và thiếu ánh sáng cũng làm cho cận thị phát triển nặng hơn.

Như vậy, nguyên nhân gây ra cận thị bao gồm chủ quan hay khách quan. Thế nhưng tình trạng cận thị nặng hơn thì chủ yếu do các nguyên nhân mang tính chủ quan. Nhất là thói quen sinh hoạt, sử dụng kính cận không đúng cách. trong thời gian dài.

Lý do chủ quan hoàn toàn có thể thay đổi nhanh chóng phụ thuộc vào bản thân người cận thị. Nếu bạn không bảo vệ đôi mắt hợp lý, mắt có nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.

Độ cận thị tối đa của một người phụ thuộc chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi của người đó

Độ cận thị tối đa của một người phụ thuộc chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi của người đó

Độ cận thị tối đa không cụ thể nhưng vẫn rất nguy hiểm đối với những người mắc phải. Có thể thấy, việc bảo vệ đôi mắt là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn cần quan tâm tới độ của mắt cận để thay kính mới. Đồng thời khám mắt thường xuyên, theo định kỳ để từ đó bảo vệ mắt hiệu quả.

Bài viết liên quan