Tin tức & sự kiện

Giải đáp tất cả về cận thị: Từ nguyên nhân cho đến cách chữa trị

Khi chỉ vừa phát hiện ra bản thân bị cận thị, có thể bạn sẽ cảm thấy hoang mang. Bởi lẽ, bệnh này sẽ không chỉ gây ra thay đổi lớn về thị lực. Mà còn kéo theo rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt khiến bạn không thể nào thích ứng được. Cũng chính vì điều này, bạn hãy tìm hiểu về cận thị rõ hơn qua bài viết sau. Để từ đó có thể “sống chung với lũ” và không còn mang nhiều lo lắng.

Cận thị là gì và triệu chứng mắc bệnh

Trong các tật khúc xạ của mắt, cận thị là hiện tượng rối loạn mắt phổ biến nhất. Mắt cận thị sẽ có nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Dẫn đến việc ánh sáng không đến đúng võng mạc mà chỉ dừng lại ở phía trước. Điều này, làm cho người cận bị giới hạn tầm nhìn, không thể nhìn rõ các vật ở xa.

Cận thị có triệu chứng chính là chỉ nhìn được vật trong một phạm vi nhất định. Bệnh càng nặng thì khả năng nhìn xa sẽ càng kém. Và vì khi cận thị nhẹ các triệu chứng không quá rõ ràng. Vì thế, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu để phát hiện và có cách khắc phục kịp thời.

Ngay khi bị cận thị nhẹ, người bệnh đã gặp nhiều trở ngại trong những hoạt động cần nhìn xa. Chẳng hạn như khi quan sát bảng hiệu giao thông lúc lái xe, nhìn lên bảng khi học tập… mọi thứ đều trở nên nhòe nhoẹt, mờ ảo. Và luôn phải nheo mắt, căng mắt hay thậm chí là nhức đầu khi tập trung nhìn vật nào đó.

"Triệu

Cận thị có triệu chứng chính là chỉ nhìn được vật trong một phạm vi nhất định

Nguyên nhân gây tật khúc xạ

Mặc dù bạn có thể bị cận thị ở bất kì giai đoạn này trong cuộc đời. Tuy nhiên, độ tuổi thường mắc chứng rối loạn thị lực này là vào 7-14 tuổi. Ở độ tuổi này, nếu trẻ thiếu ngủ, học hành quá nhiều và không đúng tư thế. Đặc biệt là khi tiếp xúc các thiết bị điện tử, tivi phần lớn thời gian trong ngày. Cùng việc xem chúng với khoảng cách không hợp lý thì sẽ mang lại nhiều khả năng bị cận thị.

Có lẽ các phụ huynh chưa biết, những trẻ ở độ tuổi sơ sinh cũng có thể bị cận thị. Bởi lẽ tật khúc xạ này có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Đặc biệt, bố mẹ cận từ 6 độ trở lên, tỷ lệ di truyền càng cao, gần như là 100%. Hơn nữa, em bé sinh ra nhẹ cân hay thiếu tháng cũng dễ dẫn đến việc bị cận sau này.

"Có

Có lẽ các phụ huynh chưa biết, những trẻ ở độ tuổi sơ sinh cũng có thể bị tật khúc xạ mắt

Tổng hợp phương pháp chữa tật khúc xạ

Cách khắc phục tạm thời tật cận thị phần lớn mọi người dùng hiện nay là sử dụng kính cận. Nhưng bạn cũng có thể lựa chọn các phương pháp chữa cận triệt để khác nếu đủ đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện. Một vài cách chữa cận thị được nhiều người đánh giá cao, bạn nên tham khảo là:

Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Sự phát triển của y học hiện nay đã cho phép phẫu thuật bằng Laser. Việc sử dụng công nghệ hiện đại thay cho dao kéo giảm thiểu được rất nhiều rủi ro. Không chỉ an toàn mà còn rút ngắn thời gian hồi phục. Hơn nữa, cũng góp phần làm cho quá trình phẫu thuật “dễ thở” hơn nhiều đối với bệnh nhân.

Mọi người còn có thể lựa chọn cách chữa cận thị có tên Orthokeratology (Ortho-K). Đây là phương pháp không phẫu thuật, mà thay vào đó, người cận sẽ đeo kính áp tròng vào ban đêm. Và kính này giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc, hỗ trợ mắt dần lấy lại thị lực vốn có.

"Cách

Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất nhưng cũng không kém phần quan trọng về cận thị. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn phần nào trong việc bảo vệ và chăm sóc mắt. Chúc các bạn luôn có đôi mắt khỏe đẹp như ý!

Thúy Duy

Bài viết liên quan