Tin tức & sự kiện

Khi lựa chọn các loại tròng kính cận cần cân nhắc điều gì?

Các loại tròng kính cận chính là phần đặc biệt quan trọng của một chiếc kính cận. Thế nhưng khi cắt kính, nhiều người chỉ chú trọng đến việc chọn gọng mà “ngó lơ” phần này.

Nếu bạn vẫn còn giữ suy nghĩ “mua tròng kính cận loại nào cũng được” thì tin tôi đi… Chẳng bao giờ bạn chọn được một chiếc kính tốt và đúng với mong muốn của bạn đâu. Thế nên, trước khi quyết định cắt kính hãy nghiên cứu một chút về chất liệu tròng kính cận. Những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn chọn kính một cách “khôn ngoan” hơn đấy!

Tại sao chọn chất liệu tròng kính cận lại quan trọng?

Không ít người nghĩ rằng, tròng kính cận có độ nên chỉ cần cắt đúng thông số đó là được, chất liệu nào cũng như nhau cả thôi. Cách nghĩ này hoàn toàn sai bét đấy nhé!

Dù là kính cận thị, viễn thị hay loạn thị gì cũng vậy… Một khi đã xác định mua thì phải hiểu rõ tròng kính mình chọn chế tác từ chất liệu gì? Có dễ vỡ không? Có tính năng đặc biệt nào nữa không?

Tất cả những yếu tố đó sẽ quyết định độ an toàn và giá các loại tròng kính cận nữa. Do đó, bạn hãy dành ra một vài phút để cân nhắc về chất liệu làm tròng kính cận. Nếu chưa có kinh nghiệm thì khi đi khám mắt bạn hãy nhờ chuyên viên khúc xạ tư vấn giúp. Chắc chắn họ sẽ biết loại tròng kính cận thị nào phù hợp với thị lực của bạn hiện giờ.

Khi lựa chọn các loại tròng kính cận còn chú ý đến chất liệu hình thành

Khi lựa chọn các loại tròng kính cận còn chú ý đến chất liệu hình thành

Các loại tròng kính cận được chế tác từ chất liệu gì?

Hiện nay, có 4 chất liệu tròng kính cận phổ biến gồm: thủy tinh, Plastic, Polycarbonate, chiết suất cao… Rất khó để có thể nói được chất liệu tròng mắt kính cận nào tốt nhất. Bởi lẽ, mỗi loại kính đều có ưu và nhược điểm riêng.

Thứ nhất – Tròng kính cận thủy tinh

Ưu điểm: Có độ quang học tốt và độ trong suốt cao. Thế nên, nó đáp ứng được nhu cầu của những người bị cận nặng.

Nhược điểm: Trong các loại tròng mắt kính cận thì tròng thủy tinh dễ vỡ và khó nhuộm màu nhất. Quan trọng hơn, trọng lượng của nó khá nặng, độ diop càng cao thì tròng kính càng dày càng nặng.

Hiện tại thì tròng kính thủy tinh chỉ chiếm khoảng 6% thị phần tròng kính cận mà thôi.

Thứ hai – Tròng kính cận Plastic

Ưu điểm: Có trọng lượng nhẹ, chỉ bằng ½ kính cận thủy tinh mà thôi. Đặc biệt, kiểu kính này có giá rẻ, khó vỡ và dễ nhuộm màu nên được dùng khá rộng rãi.

Nhược điểm: Vì chúng “mềm” hơn thủy tinh nên rất dễ bị trầy xước. Nếu bạn dùng lâu sẽ thấy có hiện tượng kính bị ngả vàng.

Thứ ba – Tròng kính cận Polycarbonate

Ưu điểm: Chất liệu này cứng hơn thủy tinh và Plastic nên chống va đập tốt, ít bị vỡ. Thêm nữa, chất liệu Polycarbonate chống tia UV nên bảo vệ mắt rất tốt.

Nhược điểm: Giá thành cao, khả năng quang học kém hơn tròng thủy tinh và tròng nhựa. Trong số các loại tròng kính cận thị thì mẫu kính này còn dễ bị trầy. Vậy nên thường được phủ thêm một lớp chống trầy bên ngoài.

Thứ tư – Tròng kính chiết suất cao

Ưu điểm: Có chỉ số khúc xạ cao nên trọng lượng của tròng kính nhẹ hơn, mỏng hơn. Bên cạnh đó, tròng kính chiết suất cao chống tia UV và chống trầy xước.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn các loại tròng kính cận thông thường. Chọn kính có chiết suất càng cao thì giá tiền càng cao.

Ngoài các mẫu kính cận gọng thì các bạn còn có thể lựa chọn các loại kính áp tròng cận. Tuy nhiên, kính áp tròng cận khi đeo phải chú ý đến vấn đề vệ sinh. Điều này vô tình trở nên bất tiện với những người bận rộn. Cũng chính vì lẽ đó, nhiều người vẫn quyết định chọn mua kính cận “truyền thống” thay vì mua kính áp tròng thời trang.

Trên đây là một vài điều liên quan đến chất liệu các loại tròng kính cận tốt và phổ biến. Nếu bạn phải đeo kính mỗi ngày thì hãy cân nhắc nhiều yếu tố khi chọn kính. Dùng kính cận tốt và phù hợp vừa giúp điều chỉnh tật khúc xạ vừa giảm nguy cơ tăng độ.

Chất liệu các loại tròng kính cận khác nhau sẽ cho ra chất lượng không giống nhau

Chất liệu các loại tròng kính cận khác nhau sẽ cho ra chất lượng không giống nhau

Hãy liên hệ đến Mắt kính Titan nếu bạn vẫn còn thắc mắc về kính mắt cần được giải đáp. Chắc chắn những gợi ý của Titan sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi lựa chọn kính cận đấy!

Phong Linh

Bài viết liên quan