Kiến thức sức khỏe

Nhược thị có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

Nhược thị có chữa được không? Đây là câu hỏi mà bất cứ ai bị nhược thị cũng đều muốn biết đáp án. Thực tế, những tật khúc xạ như: cận/viễn/loạn hay lão thị… Nghe quen tai nên nếu chẳng may lỡ bị thì cũng đỡ phần lo lắng. Ngược lại, nhược thị có phần ít thông tin hơn. Thậm chí có nhiều người cho biết họ chưa từng nghe đến.

Vậy nhược thị là gì? Đối tượng nào dễ mắc phải? Có cách điều trị nhược thị tại nhà hay không? Titan sẽ đưa ra đáp án chính xác cho những câu hỏi trên. Cùng tìm hiểu nhé!

nhuoc-thi-co-chua-duoc-khong

Nhược thị có chữa được không còn tùy vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, tình trạng bệnh…

Nhược thị là gì? Ai dễ bị?  

Bệnh nhược thị (mắt lười) được hiểu là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc hai bên mắt. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nặng nề, nguy cơ cao dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Cơ chế sinh bệnh nhược thị được lý giải là do sự bất thường về trục thị giác. Hậu quả là khiến cho tín hiệu thị giác ở hai mắt khác nhau. Phần não bộ tiếp nhận tín hiệu thị giác từ mắt mạnh hơn và bỏ qua mắt yếu hơn. Lâu ngày, mắt yếu sẽ dần dần giảm chức năng, giảm thị lực và hình thành nhược thị.

Vậy nhược thị có di truyền không? Ai có nguy cơ cao mắc nhược thị?

Theo tìm hiểu, di truyền được đánh giá là một trong những yếu tố tăng nguy cơ bị nhược thị. Dù vậy, các bạn nên hiểu nhược thị không phải là bệnh di truyền. Chính xác hơn, hãy hiểu là nguyên nhân gây nhược thị có yếu tố di truyền. Nhiều thống kê cho thấy tỉ lệ gia đình có người bị nhược thị thì con cái sinh ra có khả năng cao cũng bị nhược thị bẩm sinh. Rõ ràng, tỷ lệ này không tuyệt đối nhưng rất đáng lo.

Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ bị nhược thị như: trẻ sinh non chậm phát triển, tiền sử gia đình có người bị các bệnh về mắt, người bị tật khúc xạ nặng hoặc khúc xạ chênh lệch giữa hai mắt… Do vậy bố mẹ nên chú ý quan sát bé để phát hiện sớm. Nếu cảm thấy nghi ngờ thì hãy khám tổng quát mắt cho bé để tầm soát bệnh nhé!

nhuoc-thi-co-di-truyen-khong

Di truyền được đánh giá là một trong những yếu tố tăng nguy cơ bị nhược thị

Nhược thị có chữa được không?

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia nhãn khoa cho biết cần phải xác định mức độ nhược thị của người bệnh. Nếu nhược thị không kèm tổn thương nhìn thấy được ở mắt hoặc không phát hiện nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám… Lúc này chỉ cần dùng miếng che mắt lành để kích thích mắt yếu hoạt động.

Một câu hỏi khác cũng thường được đặt ra là nhược thị bẩm sinh có chữa được không? So với nguyên nhân thứ phát, những chứng bệnh bẩm sinh thường khiến người bệnh lo lắng hơn. Riêng với nhược thị, nếu phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt, có thể khỏi hẳn. Ngược lại, nếu sau 7 – 8 tuổi thì khả năng phục hồi thị lực sẽ giảm dần.

Hiện nay, biện pháp cơ bản để điều trị nhược thị là tập luyện. Chẳng hạn như nhiều người thắc mắc nhược thị có nên đeo kính không? Thì ở ngay phương pháp đeo miếng dán che mắt – Hiện có 2 loại: một hoạt động giống băng hỗ trợ đặt lên mắt và một được thiết kế cho người đeo kính. Mỗi ngày chỉ cần dùng miếng che mắt 2 – 6h, kiên trì vài tháng hoặc vài năm tùy mức độ.

Trường hợp bị nhược thị do tật khúc xạ thì người bệnh khắc phục bằng cách điều chỉnh độ kính ở hai mắt. Chiếc kính không chỉ giúp mắt nhìn rõ mà còn kích thích mắt yếu làm việc. Từ đó giúp cải thiện chức năng thị giác và phát triển thị lực bình thường.

nhuoc-thi-co-nen-deo-kinh-khong

Bị nhược thị do tật khúc xạ thì khắc phục bằng cách điều chỉnh độ kính ở hai mắt

Làm thế nào để ngăn ngừa nhược thị?

Nhược thị có chữa được không – Tin rằng câu hỏi này không còn làm khó bạn. Hiện tại có khá nhiều cách chữa nhược thị nên người bệnh có khả năng chữa khỏi cao. Có điều, thay vì tìm cách trị thì sẽ tốt hơn nếu chúng ta tìm cách ngăn ngừa nhược thị. Rất đơn giản, chỉ cần thực hiện tốt những việc sau:

  • Kiểm tra mắt khi phát hiện các điểm bất thường. Hãy nhớ rằng nhược thị vĩnh viễn và rất nguy hiểm nếu không được chữa sớm.
  • Nếu mắt bị tật khúc xạ thì nên chủ động lên lịch đo khám mắt định kỳ.
  • Hãy đến các cơ sở chuyên khoa mắt nếu phát hiện: mắt nhìn mờ, nhìn đôi, bị lóa sáng… Đây đều là dấu hiệu cảnh báo thủy tinh thể hoặc võng mạc mắt đang bị tổn thương.
  • Chú ý tư thế ngồi và chọn nơi đủ sáng khi làm việc/học tập, cân chỉnh thời gian cho mắt nghỉ ngơi…
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt để tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt…
cach-chua-nhuoc-thi

Hãy đến các cơ sở chuyên khoa mắt nếu phát hiện: mắt nhìn mờ, nhìn đôi, bị lóa sáng…

Trên đây là những chia sẻ giải đáp câu hỏi “Nhược thị có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa?”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!

Phong Linh

Bài viết liên quan