Kính áp tròng đối với người Việt còn chưa phổ biến nhưng ở nước ngoài, kính áp tròng rất được ưa chuộng. Gần đây cũng có nhiều người quan tâm đến kính áp tròng. Nhiều khách hàng thắc mắc cận thị có nên đeo kính áp tròng không?
Chuyên gia mắt kính Titan tìm hiểu chính xác nhất về kính áp tròng và trả lời câu hỏi cận thị có nên đeo kính áp tròng không.
Kính áp tròng (kính sát tròng, lens) là thấu kính đặc biệt được làm mềm, mỏng. Sử dụng bằng cách đeo trực tiếp lên con ngươi trong mắt. Có nhiều loại kính áp tròng với các công dụng, màu sắc, hình dáng khác nhau. Kính áp tròng dành cho người bị cận là kính được làm theo độ khúc xạ của mắt, giúp khúc xạ hình ảnh, cho mắt thị lực tốt hơn, có công dụng như kính cận gọng bình thường.
Cận thị có nên đeo kính áp tròng không?
Sử dụng thấu kính để hỗ trợ thị lực là cách phổ biến nhất để điều trị tật cận thị. Nhưng ngày nay, thay vì sử dụng kính cận gọng vướng víu, người ta lại thích đeo kính áp tròng hơn.
Người bị cận có thể sử dụng kính áp tròng như một thấu kính phụ giúp điều chỉnh khúc xạ. Từ đó giúp mắt nhìn thấy được các khoảng cách ở xa và còn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sử dụng kính áp tròng vừa giúp đảm bảo tầm nhìn cho mắt cận, vừa tiện dụng, nhẹ nhàng. Đeo kính thoải mái như không đeo, không gây vướng víu và cản trở các hoạt động hàng ngày. Do đó, với các vận động viên hoặc người thích chơi thể thao, nếu bị tật khúc xạ thì kính áp tròng là phù hợp nhất.
Ngoài ra, một số người có độ cận nặng rất e ngại với cặp kính cận dày cộm của mình. Không chỉ đeo kính mất thẩm mỹ mà còn tì nặng lên thái dương rất khó chịu. Đeo kính áp tròng mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn, không gây vướng víu.
Nhiều loại kính áp tròng cận còn có công dụng làm đẹp đặc biệt. Có thể thay đổi màu màu, tạo vân mắt, dãn tròng làm mắt to hơn. Với kính áp tròng cận, không còn phải lo lắng về sự mất thẩm mỹ, vướng víu, khó chịu khi đeo kính. Kính áp tròng đem đến cho người bị cận sự thoải mái, tự tin và năng động hơn.
Sử dụng kính áp tròng như thế nào để không gây hại mắt?
Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với các mô trên giác mạc nên cần được vệ sinh đúng cách hàng ngày. Không chỉ vệ sinh, ngâm rửa kính trong dung dịch chuyên dụng mà còn cần vệ sinh tay, dụng cụ đeo kính sạch sẽ trước và sau khi đeo kính.
Đeo kính áp tròng khiến các mô mắt không thể tiếp xúc với oxy. Đeo kính liên tục trong thời gian dài cũng gây kích thích mắt vì sự cọ xát của kính với giác mạc. Do đó, thời gian đeo kính tối đa chỉ trong vòng 6-8 tiếng. Tuyệt đối không đeo kính ngủ qua đêm. Như vậy mắt sẽ có tình trạng thiếu oxy, dẫn đến mệt mỏi.
Khi đeo kính cần chú ý sử dụng cả thuốc nhỏ mắt thường xuyên để tránh làm khô mắt. Cần thực hiện chính xác các bước đeo kính áp tròng được hướng dẫn để kính ở đúng vị trí.
Trước khi đeo kính áp tròng nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn. Bởi một số trường hợp mắt nhạy cảm sẽ không phù hợp để đeo kính áp tròng.
Một điều cần lưu ý khi đeo kính áp tròng cận thị là không được sử dụng kính đã quá hạn. Thêm nữa, cần định kỳ đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt thường xuyên, nhằm điều chỉnh độ kính áp tròng, thay kính định kỳ khi cần.
Anh Như