Kiến thức sức khỏe

Hướng dẫn cách đọc toa kính thuốc dễ dàng mà ai cũng hiểu

Khi đi khám mắt, bác sĩ sẽ cho ra một đơn kính thuốc ghi rõ tình trạng thị lực của bạn. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách đọc toa kính thuốc sẽ không hiểu được. Thực ra đơn kính thuốc khá dễ đọc và hiểu được.

Những tật khúc xạ của mắt và biểu hiện

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn rõ các hình ảnh bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu. Thông thường, khi mắt có các dấu hiệu nhìn mờ, nhìn không rõ, chúng ta sẽ đến khám mắt để kiểm tra thị lực của mình.

Có ba bệnh tật khúc xạ phổ biến nhất là:

– Cận thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở xa

– Viễn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở gần

– Loạn thị: có thể làm méo mó thị lực do một giác mạc cong không đều, lớp vỏ bọc rõ ràng của nhãn cầu.

Mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất của tật khúc xạ. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như nhìn đôi, tầm nhìn bị mờ, tầm nhìn bị chói hoặc quầng sáng, nhức đầu, mỏi mắt. Hoặc bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn về mắt cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Chúng ta cần chẩn đoán sớm các tật khúc xạ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi mắt có các dấu hiệu nhìn mờ, nhìn không rõ, chúng ta sẽ đến khám mắt để kiểm tra thị lực của mình

Khi mắt có các dấu hiệu nhìn mờ, nhìn không rõ, chúng ta sẽ đến khám mắt để kiểm tra thị lực của mình

Cách đọc toa kính thuốc dễ dàng

Biết được cách đọc toa kính thuốc sẽ giúp bạn chủ động hiểu được sức khỏe mắt của mình.

Đầu tiên, nếu mắt bạn bị cận thị thì kết quả đo mắt của bạn sẽ có kí hiệu dấu “-” Mắt viễn thị thì thay bằng dấu “+” .

Ở bất kì cơ sở đo mắt nào thì các nhân viên đo hay bác sĩ sẽ ghi thông số cho mắt phải trước tiên. Mắt phải và trái có quy ước chung để nhận diện. Cụ thể là:

Kết quả đo của mắt phải được viết sau chữ “Phải” hoặc sau ký hiệu “O.D” hoặc là ký hiệu “R”.

Kết quả đo cho mắt trái viết sau chữ “Trái” hoặc viết sau kí hiệu “O.S” hoặc ký hiệu “L”.

Cầu (SPH): độ Cận dấu trừ (-) ; độ Viễn dấu cộng (+).

Trụ (CYL): độ Loạn dấu trừ (-).

Trục (AXIS): trục của độ Loạn, chỉ khi bị Loạn mới có chỉ số này.

Cộng thêm (ADD): thị lực nhìn gần (bằng thị lực nhìn xa cộng thêm). Chỉ số này có đối với lão thị.

KCĐT (khoảng cách đồng tử): chỉ số này cũng rất quan trọng khi cắt kính. Khi có sự đồng tâm giữa đồng tử và tâm của tròng kính cắt ra thì sẽ cho thị lực rõ ràng nhất. Khi bị lệch tâm sẽ gây ra hiện tượng méo hình ảnh và không rõ ràng….

Đây là quy ước chung về nhãn khoa nên kết quả đo mắt sẽ cho các số liệu tương ứng. Bạn chỉ cần nhớ được các kí hiệu là có thể hiểu đơn kính thuốc dễ dàng.

Biết được cách đọc toa kính thuốc sẽ giúp bạn chủ động hiểu được sức khỏe mắt của mình

Biết được cách đọc toa kính thuốc sẽ giúp bạn chủ động hiểu được sức khỏe mắt của mình

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ

Hiện nay, phương pháp điều trị tật khúc xạ phổ biến nhất là đeo kính mắt. Nhiều người lựa chọn đeo kính vì tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhiều người, an toàn. Kính mắt ngoài kính gọng còn có kính áp tròng, giúp khắc phục nhược điểm của kính gọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị cận thị hoặc viễn thị có độ loạn thì chỉ nên sử dụng kính gọng.

Hoặc cũng có người muốn điều trị dứt điểm cận thị thì chọn phương pháp phẫu thuật. Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép phẫu thuật mắt ngày càng an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là hạn chế đối tượng và chi phí hơi cao. Do đó, nếu biết được cách đọc đơn kính thuốc và hiểu được tình trạng thị lực của mình, bạn có thể đưa ra lựa chọn điều trị tật khúc xạ mắt.

Anh Như

Bài viết liên quan