Tin tức & sự kiện

Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính hay không? Nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị nơi học đường

Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính cận hay không? Đây luôn là thông tin mà nhiều phụ huynh quan tâm đến khi bé nhà mình bị cận. Vậy cụ thể bé bị cận có cần phải đeo kính cận hay không? Cùng tham khảo qua chia sẻ sau:

Để có thể trả lời được câu hỏi trẻ em cận thị có nên đeo kính? Bạn cần nắm được tình trạng sức khỏe mắt của bé cụ thể:

tre-em-bi-can-co-nen-mang-kinh

Trẻ em bị cận có nên mang kính hay không?

1. Xác định sức khỏe mắt của bé

Đầu tiên khi phát hiện các dấu hiệu bé bị cận thị cần cho bé đi khám tại các trung tâm, bệnh viện mắt để bác sĩ chẩn đón tình trạng sức khỏe mắt của bé, cận nhiêu độ và có cần thiết phải đeo kính không hay áp dụng giải pháp điều trị khác.

Và theo các kinh nghiệm mà chúng tôi có được thì để xác định bé cận thị có đeo kính không phải phụ thuộc vào:

– Bé cận thị thật hay giả cận nếu giả cận thì không cần đeo kính chỉ cần chăm sóc và bảo vệ mắt là hết hẳn.
– Nếu bé cận thị thật thì xác định độ cận của bé là bao nhiêu để xác định loại kính cận cần cắt cho bé.
– Bé bị cận thị bẩm sinh hay là tật cận thị để có giải pháp phù hợp.

kinh-can-cho-tre-em

Trẻ bị cận đeo kính rất bất tiện

Và tóm lại thì nếu bé cận thị và độ tuổi có thể sử dụng kính được thì nên sử dụng kính cận để làm tránh các biến chứng khi bị cận.

2. Chọn kính cận nào cho trẻ em

Việc chọn tròng kính cận nào dành cho bé nhà mình phụ thuộc vào tư vấn bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe mắt của bé.

Đặc biệt với mắt của bé còn quá yếu nên khi chọn kính cận nên chọn loại tròng kính tốt đảm bảo cho bé sử dụng tốt và hiệu quả tránh các biến chứng khi sử dụng kính.

Và loại tròng kính cận siêu mỏng chính là một trong các lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ em. Cho nên khi bạn có nhu cầu cắt kính cận cho bé thì có thể lựa chọn tròng kính này và tư vấn bác sĩ.

3. Nguyên nhân và hệ luỵ của tật cận thị ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị như: Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ, đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều sẽ dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg) đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị. Trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.

Ngoài ra, trẻ xem ti vi quá gần và nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày cũng là ly do. Với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Khi ngồi học hoặc xem sách báo mà cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn. Hoặc do đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo… cũng rất dễ bị cận thị.

Khi bị cận thị, việc đeo thêm một chiếc kính sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hoá, teo hắc võng mạc, nhược thị dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù loà. Vì vậy, điều dễ làm với tất cả em học sinh là ngồi học đúng tư thế và không để mắt hoạt động quá mức.

kính cận cho trẻ em

Phòng tránh và điều trị cận thị cho trẻ em

4. Phòng tránh cận thị học đường

Để phòng tránh cận thị, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chú ý nhắc nhở các em học sinh những điều sau: Phải đảm bảo tư thế 3 thẳng: Giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5 – 10 phút, không đọc sách báo trong bong tối; không xem ti vi và chơi điện tử quá mức…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con em ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…) để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ.

Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính cận hay không? Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

5. Khi nào nên đeo kính cận cho trẻ

Khi có tật khúc xạ, nhất là ở giai đoạn trước 10 tuổi, việc đeo kính điều chỉnh đúng độ sẽ giúp thị giác của trẻ phát triển đạt mức tối ưu, dễ dàng trong sinh hoạt và học hành, đồng thời tránh được các hậu quả muộn như nhược thị hoặc lé do bất đồng khúc xạ (độ của 2 mắt chênh nhau từ 2 điốp trở lên).

6. Làm sao để trẻ không bị tăng độ cận thị ?

Về thời gian đeo kính tốt – cận, đối với cận thị, trẻ có độ cận nhẹ (dưới -3 độ) thường vẫn còn khả năng sinh hoạt tương đối khi không có kính nên có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Còn trẻ có độ cận trung bình đến nặng (từ -3 điốp trở lên) thì sẽ cần đeo kính cả ngày để sinh hoạt.

Như vậy, con của bạn sẽ cần đeo kính cả ngày do cháu đang có tình trạng bất đồng khúc xạ 2 mắt mặc dù độ cận thị mắt phải chỉ ở mức nhẹ.

By Nguyen

9 Bình luận

  1. NGUYỄN THỊ ANH THƯ viết:

    Bé bị cận thị mắt phải 1,5 độ, mắt trái 1 độ, và mắt trái bị lé từng lúc theo dao động, vậy có cần đeo kính thường xuyên không . Có loại thuốc uống hay nhỏ mắt nào tốt cho trẻ em

    1. Mắt kính Titan chào chị Thư, Bé của chị hiện nay bao nhiêu tuổi ạ? Chị đã đưa bé đi khám ở cơ sở nào rồi ạ?

      1. My viết:

        Bé nhà mình 5 tuổi, nay mắt bé cận bẩm sinh 1 bên 7,5 và 1 bên 8 độ, bé đang đeo kính loại kính hình chữ nhật nhỏ của bv mắt,nhưng do bị bể nên mình đã thay đổi kính loại to tròn cho bé, nhưng mình cắt kính theo độ cận cũ, như vậy có ảnh hưởng cho mắt bé khi đổi kính chủ nhật thành hình tròn to. Mình cảm ơn

        1. Dạ Mắt kính Titan chào chị My, việc đổi gọng kính từ chữ nhật sang tròn to không ảnh hưởng đến mắt bé ah. Chị đổi sang gọng mới lạ bé thấy thích sẽ tự tin và vui vẻ hơn Chị ah. Titan cảm ơn Chị đã đặt câu hỏi!

  2. Vũ Thị Hoài Anh viết:

    Bé nhà mình 5 tuổi. 1 mắt cận 2 độ. 1 mắt cận 0,5 độ thì có cần cho bé đeo kính không? Nếu đeo kính thì nên đeo thường xuyên hay chỉ khi đi học mới đeo kính vậy ạ?

    1. Mắt kính Titan chào chị Hoài Anh, độ tuổi của bé mắt tăng độ khá nhanh, chị nên cho bé đeo kính thường xuyên để hạn chế tăng độ!

      1. HiềnAnh viết:

        Chào mắt kính Titan ,

        Bé nhà mình 9 tuổi, cận 1 độ, bé có phải hay cần đeo kính cả ngày không ah? Và làm thế nào để bé giảm độ cận? Có khả năng hay trường hợp nào bé cận 1 độ có thể hết cận vĩnh viễn không ah?

  3. trần thỏa viết:

    cho tôi hỏi cháu 8 tuổi.bên phải 1.25°.mắt trái 1 °vậy có phải đeo kính không.có cách nào chửa hết cận không ạ.cảm ơn

    1. Chào Anh, Độ này bé đo cách đây bao lâu rồi ah? Hiện tại bé được đeo kính chưa Anh? Tuổi Bé nhỏ, bé nên được đeo kính sớm, đồng thời bổ sung Vitamin A, học tập ở nơi đủ ánh sáng và hạn chế dùng thiết bị điện tử để tránh tăng độ hoặc giảm độ được ah.

Bình luận đã đóng.