Kiến thức sức khỏe

Khi nào nên đeo kính cận? Bấy lâu nay bạn đã hiểu đúng hay sai?

Đại đa số người cận thị sử dụng kính cận như một công cụ hỗ trợ tầm nhìn rõ nét. Vậy bạn từng thắc mắc khi nào nên đeo kính cận chưa? Ở thời điểm đã cận nặng hay khi mắt trong giai đoạn cận độ nhẹ? Mời bạn hãy xem bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

1️⃣ Cận thị là gì? Khi nào nên đeo kính cận?

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt.

Người bị cận thị thường nhìn rõ các vật ở gần. Tuy nhiên họ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa. Phải cố gắng nỗ lực điều tiết thì mắt mới nhìn thấy rõ được.

Đối tượng mắc phải thường là những học sinh, sinh viên, người làm văn phòng.

can-thi-0911

Người cận thị gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa

2️⃣ Nguyên nhân gây cận thị là do đâu?

Nguyên nhân cốt lõi là do mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và khả năng điều tiết của đôi mắt:

🔆 Trục nhãn cầu dài ra

🔆 Cấu trúc nhãn cầu bị thay đổi bao gồm cấu trúc của giác mạc, thủy tinh thể…

Những hành vi làm ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt

🔆 Đọc sách, làm việc nơi thiếu ánh sáng

🔆 Xem tivi, sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử quá nhiều

🔆 Tư thế ngồi, đọc, ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng tiêu chuẩn…

Yếu tố di truyền

🔆 Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.

🔆 Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ. Những yếu tố này khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cơ thể dưới 2.5 kg có nguy cơ mắc tật cận thị cao.

🔆 Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng…

mat-dieu-tiet-nhieu-gay-can-thi-0911

Những hành vi làm ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt đều là nguyên nhân gây cận thị

3️⃣ Kính cận là gì? Khi nào nên đeo kính cận?

Kính cận là dạng thấu kính phân kỳ sẽ có khả năng điều chỉnh và giúp hình ảnh hội tụ đúng võng mạc.

Kính cận giúp người bị cận thị có tầm nhìn rõ hơn. Có 2 loại:

🔰 Kính gọng

Kính gọng là phương pháp rẻ và phổ biến nhất điều trị tật khúc xạ. Có rất nhiều loại tròng kính khác nhau. Tuy nhiên có 6 dạng mắt kính cho người bị cận phổ biến. Bao gồm mắt chống xước, mắt siêu UV, mắt phản quang, mắt râm cận, mắt đổi màu, mắt Hi-Index 1.67.

kinh-gong-0911

Kính gọng là phương pháp rẻ và phổ biến nhất điều trị tật khúc xạ

Ưu điểm kính gọng

🔆 Giúp bạn không phải chạm trực tiếp tay vào mắt, tránh khả năng nhiễm trùng, cộm xốn, khó chịu.

🔆 Giúp hạn chế khả năng khô mắt.

🔆 Giúp bảo vệ mắt khỏi các tại hại từ môi trường như bụi, cát…

🔆 Tiết kiệm hơn kính áp tròng. Hầu hết kính áp tròng đều có thời hạn sử dụng nhưng kính gọng thì không. Bạn chỉ phải thay kính khi lỡ làm vỡ tròng kính hoặc khi tật khúc xạ thay đổi.

Nhược điểm kính gọng

🔆 Những người mới đeo kính thường gặp khó khăn khi quan sát tầm nhìn ngoại biên.

🔆 Một số bạn có gương mặt không hợp với kính gọng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

🔆 Khi bị cận nặng cần đeo kính gọng với tròng dày thì khiến mắt sẽ trông nhỏ đi.

🔆 Kính gọng có thể bị mờ khi đi ngoài trời mưa, sương, ảnh hưởng đến tầm nhìn, gây khó khăn khi di chuyển.

🔆 Một số bạn khi tham gia các môn thể thao đối kháng không thể đeo kính gọng.

🔰 Kính áp tròng

Kính áp tròng là loại kính nhỏ, đeo sát mắt dùng để chữa trị các tật khúc xạ của mắt. Có 2 loại kính áp tròng phổ biến, đó là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm.

Ưu điểm kính áp tròng

🔆 Không bị nhòe, mất tầm nhìn khi đi trong thời tiết mưa, sương mù.

🔆 Có tính thẩm mỹ cao, thích hợp với các bạn nữ.

🔆 Không tạo cảm giác khó chịu, thoải mái quan sát xung quanh.

🔆 Không ảnh hưởng đến người đeo khi phải tham gia các môn thể thao đối kháng, hoạt động mạnh.

Nhược điểm kính áp tròng

🔆 Đeo kính và vệ sinh không đúng cách có thể gây ra một số bệnh lý như viêm loét giác mạc, trầy xước giác mạc. Bệnh lý thường gặp nhất là bệnh biểu mô khi lớp ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương.

🔆 Do kính tiếp xúc trực tiếp với mắt nên cần được vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Điều này sẽ bất tiện với những bạn bận rộn.

🔆 Liên tục đeo kính áp tròng trong thời gian dài sẽ gây kích ứng mắt. Đặc biệt, một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khô mắt.

🔆 Phải có kinh nghiệm đeo kính nhất định. Nói cách khác, mắt cần thời gian thích nghi từ 5 đến 7 ngày với người lần đầu sử dụng.

4️⃣ Khi nào nên đeo kính cận?

Nhiều bạn cho rằng chỉ nên đeo kính khi bị cận nặng. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Dù cận độ nhỏ dưới 0.75 vẫn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Vậy chính xác cận bao nhiêu độ nên đeo kính?

can-0.75-do-nen-deo-kinh-0911

Dù cận độ nhỏ dưới 0.75 vẫn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày

🔰 Cận 0.25

Cận 0.25 độ cũng là độ cận nhỏ nhất. Với độ cận này thì không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Thế nên bạn có thể không đeo kính khi cận 0.25 độ.

🔰 Cận 0.5 độ

Cận 0.5 độ khiến cho bạn nhìn thấy sự vật ở xa hơi bị mờ. Tuy nhiên, nhìn chung bạn vẫn nhìn tốt mà không cần phải đeo kính.

🔰 Khi nào nên đeo kính cận? Cận 0.75 độ 

Cận 0.75 độ là mức mà bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

🔰 Cận 1 độ

sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi nhìn xa. Đối tượng này bắt buộc phải đeo kính nếu làm các công việc như: Lái xe, công an…

🔰 Cận 1.5 độ

nên đeo kính để không ảnh hưởng đến công việc.

🔰 Khi nào nên đeo kính cận? Cận 2 độ

Khi cận 2 độ, bạn bắt buộc phải đeo kính mới để thuận lợi trong công việc và học tập.

Song, về nhu cầu và thời gian đeo kính của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn, tính chất công việc người trung niên thường nhìn gần nên không cần đeo kính cả ngày. Nhìn chung, người cận thị 1 đến 2 độ chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên dùng suốt cả ngày. Bời điều này sẽ làm mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần. 

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bản thân phụ thuộc quá nhiều vào kính. Đối với những người làm việc nhiều cần dành thời gian để mắt thư giãn, nghỉ ngơi. Cứ 30 phút thì bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn từ 2 đến 3 phút.

Qua những gì đã nêu trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết khi nào nên đeo kính cận. Lời khuyên dành cho bạn là hãy chăm sóc đôi mắt kỹ càng hơn, cố gắng dành chút ít thời gian để đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để duy trì đôi mắt sáng rõ.

Bích Mai

Bài viết liên quan