Kiến thức sức khỏe

Lens materials: Bật mí các vật liệu thấu kính phổ biến trên thị trường

Lens materials: Vật liệu thấu kính hay còn gọi là vật liệu tròng kính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng và giá trị chiếc kính. Mỗi vật liệu thấu kính đảm nhiệm một vai trò chính như: Chống tia cực tím, chống va đập, quang học tuyệt vời… Người tiêu dùng hãy chọn vật liệu thấu kính phù hợp nhất với lối sống và tầm nhìn bản thân.

1️⃣ Lens materials – Kính tiêu chuẩn

Ở thời điểm từ những năm 1970 trở về trước, thủy tinh đã từng là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất cho thấu kính mắt. Lúc bấy giờ, kính cung cấp chất lượng quang học vượt trội, bề mặt chống trầy xước tốt.

Tuy nhiên, kính tồn tại một số hạn chế về trọng lượng, độ dày và khả năng chống va đập thấp.

Những người bị cận thị nặng, muốn đeo kính mỏng có thể chọn kính có chỉ số cao. Tuy nhiên, kính có chỉ số cao không đảm bảo được cường lực và khả năng vỡ bể rất cao. Ngoài ra, kính chỉ số cao thủy tinh cũng không cản được tia cực tím nếu không có lớp phủ.

Nhìn chung, về ưu điểm, vật liệu thuỷ tinh có tính quang học cao cấp, ổn định, chống xước hiệu quả. Về nhược điểm, vật liệu này không chấp nhận sắc thái màu, không chịu được va đập và khá nặng.

vat-lieu-thuy-tinh-0311

Thủy tinh đã từng là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất cho thấu kính mắt

2️⃣ Lens materials – Nhựa tiêu chuẩn

Từ những năm 1970 trở về đây, thấu kính nhựa trở nên phổ biến. Trọng lượng của tròng kính nhựa chỉ bằng một nửa thấu kính thủy tinh.

CR-39 là viết tắt của Columbia resin # 39. Đây là vật liệu thấu kính Polyme nhựa được sử dụng phổ biến nhất. Tròng kính có khả năng ngăn chặn 80% tia cực tím mà không cần xử lý. Song song đó, tròng kính có thể được nhuộm màu và tráng phủ để cung cấp thêm khả năng chặn tia cực tím. 

Thấu kính nhựa có xu hướng chỉ số khúc xạ thấp hơn đồng thời đòi hỏi thấu kính dày hơn. Bề mặt thấu kính cũng mềm hơn và dễ xước hơn nếu không có lớp phủ chống xước tạo ra bề mặt cứng. 

Tóm gọn, về ưu điểm, chất liệu CR-39 nhẹ, dễ nhuộm màu, ít có khả năng bị sương mù. Về nhược điểm, chất liệu trên dễ bị trầy xước, có chỉ số khúc xạ thấp. Sản phẩm không phù hợp với các đơn kính thuốc độ cao.

vat-lieu-nhua-0311

Trọng lượng của tròng kính nhựa chỉ bằng một nửa thấu kính thủy tinh

3️⃣ Chất liệu tròng kính Polycarbonate

Vào những năm 1980, tròng kính Polycarbonate nổi lên với chỉ số cao phổ biến. Chất liệu tròng kính Polycarbonate nhẹ, cấu hình mỏng. Khả năng chống va đập cao và chống tia cực tím của sản phẩm khá tốt. 

Thấu kính an toàn này thường được khuyên dùng cho trẻ em, thanh niên. Đặc biệt là những người có lối sống năng động. Bởi vì chúng rất bền và có thể mỏng hơn tới 30% so với thấu kính thủy tinh hoặc nhựa thông thường.

Về ưu điểm, chất liệu Polycarbonate mỏng, nhẹ hơn thủy tinh và nhựa. Đồng thời chất liệu Polycarbonate giúp tròng kính có khả năng chống va đập và chống tia cực tím cao.

Về nhược điểm, chất liệu Polycarbonate có chất lượng quang học kém, dễ bị trầy xước, khó nhuộm màu.

Lens materials-0311

Chất liệu tròng kính Polycarbonate nhẹ, cấu hình mỏng

4️⃣ Lens materials – Trivex

Vào những năm 2001, tròng kính Trivex nổi lên như một vật liệu chịu va đập cao với trọng lượng riêng thấp. Kính mang lại chất lượng quang học mạnh mẽ và quang sai màu tối thiểu được chỉ ra bằng số Abbe cao. 

Trivex cũng có thể chặn gần như tất cả các tia cực tím. Chất liệu này còn được biết đến với trọng lượng nhẹ nhất hiện nay. Chúng đáp ứng các tiêu chuẩn về tác động tốc độ cao và có lớp phủ chống xước tối ưu.

Về ưu điểm, chất liệu Trivex có khả năng chống va đập và chất lượng quang học tốt hơn so với chất liệu Polycarbonate. Tròng kính hoàn toàn có thể nhuộm màu và cực kỳ nhẹ. Trên thị trường hiện tại, Trivex được xem là vật liệu nhẹ nhất.

Về nhược điểm, tròng kính được làm từ chất liệu này dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng lớp phủ.

vat-lieu-Trivex-0311

Tròng kính Trivex là vật liệu chịu va đập cao với trọng lượng riêng thấp

5️⃣ Vật liệu chỉ số cao

Vật liệu chỉ số cao được xác định bằng chỉ số khúc xạ từ 1.60 trở lên là thủy tinh hoặc nhựa. Công dụng chính của thấu kính chỉ số cao là dùng để kê đơn công suất lớn. Tất cả nhằm tạo ra thấu kính mỏng đẹp và hấp dẫn về mặt thẩm mỹ.

Tùy theo chất liệu sử dụng mà trọng lượng, chất lượng quang học và khả năng chống va đập của tròng kính chỉ số cao thay đổi. Đối với thủy tinh chỉ số cao, trọng lượng riêng có xu hướng cao. 

Điều này có nghĩa là những thấu kính này thường nặng so với các vật liệu khác. Hiện nay, trên thực tế, không có vật liệu chỉ số cao nào vượt qua tiêu chuẩn chống va đập của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.

Lens materials – Trên đây là những chất liệu thấu kính tiêu biểu được sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu người dùng. Tùy thuộc vào tính chất công việc, nhu cầu, sở thích mà bạn lựa chọn chất liệu tròng kính phù hợp. Nếu chưa thật sự am hiểu về việc quyết định này, cách tốt nhất là bạn hãy tìm đến cửa hàng mắt kính uy tín để được tư vấn chi tiết.

Trà My