Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp hiện nay. Mức độ cận thị của mỗi người cũng khác nhau, vì thế có người đeo kính có người không. Để xác định độ cận thị, cần đến các trung tâm đo mắt để kiểm tra. Có kết quả thị lực 10 20 là cận bao nhiêu độ?
Thi lực 10 20 là cận bao nhiêu độ?
Thị lực là thước đo khả năng nhìn rõ các chi tiết của mắt bạn. Thông thường, khi đo khám mắt, chúng ta sẽ được đo 2 lần. Một lần được đo mắt với máy móc và một lần đo mắt thủ công. Như vậy để kiểm tra được thị lực chính xác nhất cho mắt.
Đo mắt thủ công là sử dụng bảng thị lực để kiểm tra tầm nhìn của mắt. Gọi là bảng đo thị lực Snellen gồm 11 dòng các chữ viết hoa. Dòng sau dần dần nhỏ hơn so với dòng trước, được đặt cách người được đo mắt 20 feet. Mỗi lần sử dụng một mắt để đọc bảng. Bảng đo thị lực phổ biến nhất là bảng đo thị lực Snellen có 10 chữ được lựa chọn đặc biệt về hình dạng và kích cỡ. Đối với trẻ còn quá nhỏ để đọc, người ta sử dụng một bảng chữ E đổ. Các bảng này được phát minh từ những năm 1860 bởi bác sĩ mắt người Hà Lan Herman Snellen.
Thị lực 20/20 là thị lực chuẩn của người, phải đọc được dòng chữ nhỏ nhất thứ 8 trong bảng. Như vậy thị lực 10 20 là cận bao nhiêu độ? Thị lực 10 20 khi bạn có thể đọc được dòng thứ 7 trong bảng đo thị lực. Như vậy mức độ cận sẽ khoảng từ -0.75 tới -1.00 độ.
Có cần đeo kính cận hay không?
Với mức độ cận từ -0.75 tới -1.00 độ nhìn xa sẽ hơi khó khăn. Đặc biệt nếu đối tượng là học sinh thì khi nhìn bảng hay giáo viên giảng bài không được rõ. Nếu ở trường hợp nhìn như vậy thì nên đeo kính để không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Mức độ cận dưới 1 độ diop thì không cần đeo kính thường xuyên. Chỉ khi nhìn xa mới cần mắt kính để hỗ trợ thị lực. Hoặc người không có nhu cầu nhìn xa nhiều hay không ảnh hưởng đến cuộc sống thì không cần đeo kính. Đây là trường hợp độ cận nhẹ, cũng có thể sẽ tự khỏi sau một thời gian chăm sóc mắt.
Điều quan trọng nhất khi quyết định nên đeo kính hay không là do nhu cầu của bản thân. Nếu thị lực tốt và độ cận không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập thì không cần đeo kính. Để mắt tự điều tiết sẽ giúp mắt không bị phụ thuộc hay tăng độ.
Còn trường hợp mắt cận nặng hơn thì nên đeo kính để mắt không phải điều tiết quá nhiều.
Lưu ý gì khi cận thị nhẹ không đeo kính?
Trường hợp cận thị nhẹ có thể không đeo kính nhưng cần lưu ý chăm sóc mắt để độ cận tự khỏi.
Dù không đeo kính nhưng không được chủ quan, bạn cần đi khám mắt định kỳ để kiểm soát độ cận. Nếu độ cận tăng hay nhìn mờ hơn thì phải đeo kính để không ảnh hưởng đến cuộc sống.
Cần cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng giúp mắt thư giãn. Hạn chế tiếp xúc với tia UV, ánh sáng xanh, khói bụi, ô nhiễm dễ ảnh hưởng đến mắt.
Cung cấp điều kiện học tập làm việc tốt, đủ ánh sáng để mắt không bị mỏi.
Bổ sung chế độ ăn uống khoa học, nhiều vitamin tốt cho mắt để mắt khỏe hơn.
Mắt Kính TiTan chúc bạn sớm sở hữu đôi mắt sáng khỏe, tinh anh.
Anh Như