Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Cận Theo tổ chức y tế thế giới có rất nhiều trẻ cận. Đặc biệt là lứa tuổi từ 6 tới 15 tuổi. Độ cận tăng nhanh theo sự tăng trưởng cùng với việc học và nhìn gần nhiều. Đôi khi học nhiều bài tập, các bé hăng say làm bài mà quên đi thời gian cho mắt..
Cận thị ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Nhận biết cận thị sớm, nhằm giúp cải thiện sinh hoạt cũng như việc học. Ngoài ra còn giúp hướng giải quyết, cải thiện thị lực, cải thiện sức quan sát của trẻ. Tăng phần năng động cho mắt, không làm cho trẻ bị lé,….
CẬN THỊ
Cận thị là do phần trục dài hơn phần nhãn cầu bình thương. Đo tần suất khúc xạ làm hình đưa về trước điểm vàng, làm cho chúng ta nhìn hình ảnh mờ.
Có 2 loại cận thị là : cận thị bẩm sinh và cận thị do sinh hoạt mắc phải.
Người bị cận thì nhìn xa sẽ mờ tùy vào mức độ cao, hay thấp. Ngược lại nhìn gần thì rất rõ và cũng tuy theo số độ mà nhìn xa mờ nhiều hay ít.
Hằng ngày người nhà có thể phát hiện các bé, người bị cận khi xem ti vi tiến gần hơn. Hay xem 5 – 10 phút là dụi mắt, chớp mắt. Không muốn nhìn, hoặc nhìn thì ngước tới, ngước qua trái hay qua phải để nhìn cho rõ. Đó là những dấu hiệu phát hiện trẻ bị cận nhười nhà cần cho khám ngay.
khi viết bài thì không đúng hàng, chữ viết thường thiếu nét chữ. Việc học ngày càng đi xuống, đến lớp không chịu viết bài khi phải nhìn xa trên bảng.
Mỗi khi nhìn xa là buồn ngủ, nghiêng đầu một bên, mỏi mắt nhức đầu, thậm chí nói chóng mặt.
Mở đèn hay ánh sáng tăng lên là mắt nheo, cảm giác khó chịu không năng động.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Cận và cách khác phục
Trường hợp bị cận do sinh hoạt mà tạo nên thường sẽ ở tuổi 5 và 6. Sau đó sẽ phát triển theo cơ thể sinh trưởng của mỗi người. Trong độ tuổi dưới 15 tuổi, độ cận thị tăng rất nhanh. Bé không được quan tâm kỹ, theo dõi sát thì độ tăng nhanh và thị lực nhìn rất hạn chế.
Cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Kết hợp nhà trường, phụ huynh, trung tâm y tế để theo dõi biết trẻ có dấu hiệu bị cận. Nếu thấy có biểu hiện là cho bé đi khám phát hiện sớm..