Tia cực tím là gì? Đây là loại tia do mặt trời phát ra và có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thông thường khi nhắc đến tia UV, người ta sẽ nhấn mạnh đến tác hại của chúng. Có thật tia UV chỉ hại không lợi? Nó có ảnh hưởng thế nào đến mắt nói riêng và cơ thể nói chung?
Lời giải cho những câu hỏi này nằm trong bài viết dưới đây. Xem ngay nhé!
Tia cực tím có hại hay có lợi?
Tia cực tím có ở đâu? Theo trang tin của Bộ Y tế New Zealand The Environmental Health Indicators New Zealand (EHINZ), mặt trời phát ra nhiều loại tia. Một trong số đó là tia cực tím hay còn gọi là tia UV, bức xạ cực tím, tia tử ngoại…
Theo nghiên cứu, khi chiếu xuống trái đất thì tia UV đã bị khối khí quyển cản đến 98.7%. Nghĩa là chỉ còn một lượng nhỏ khoảng 2.3% xuyên qua được. Tùy vào mức độ mạnh yếu, nhiều hay ít… Tia cực tím sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe của con người và các sinh vật trên trái đất.
Tác dụng của tia cực tím là gì?
Đối với cơ thể, tia cực tím không hoàn toàn gây hại. Nó vẫn mang lại một vài lợi ích cần thiết, cụ thể hơn:
- Tia UV giúp cơ thể sản xuất Vitamin D, tăng cường xương cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh, như: các bệnh xương khớp, ung thư đại tràng…
- Tia cực tím UV được ứng dụng trong điều trị các bệnh về da. Trong quá trình tiếp xúc tia UV sẽ giúp làm chậm tăng trưởng của các tế bào da. Nhờ đó giúp giảm triệu chứng của các bệnh ngoài da như: vảy nến, da ngứa có vảy…
- Tia tử ngoại UV cũng giúp kích thích não bộ, cải thiện tâm trạng.
- Tia UV cũng được chứng minh tốt cho một số loài động vật. Đặc biệt, nguyên lý diệt khuẩn của tia cực tím được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Tia UV có tác hại gì?
Tiếp xúc thường xuyên với tia UV tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Điển hình như tia UV gây ra các vết cháy nắng đỏ rát trên da. Tình hình này cứ lặp lại nhiều lần sẽ gây hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tệ hơn, tia UV được xác định là tác nhân gây ra một trong 3 loại ung thư da chính. Đó là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, u hắc tố.
Không chỉ vậy, tác hại của tia UV còn gây lão hóa da sớm và hại mắt. Nếu tiếp xúc quá lâu với tia UV có cường độ cao sẽ gây hại mô mắt, dễ dẫn đến biến chứng. Theo một báo cáo đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 1998 ghi nhận chỉ cần một lượng nhỏ tia UV có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mắt. Như là: mắt như mộng thịt và thoái hóa kết mạc, đục thủy tinh… Nguy hiểm hơn, tác hại của tia UV có tính tích lũy. Nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.
Ngày mưa râm có tia cực tím hay không?
Mới chỉ bước qua vài ngày tháng 2, cứ tưởng thời tiết xuân mát mẻ nên chưa vội lo chống nắng, chống nóng… Thế nhưng theo cảnh báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam – Tia UV ở khu vực này đạt mức gây hại cao. Nhất là trong khoảng thời gian 11h – 14h.
Mà đâu chỉ có những ngày nắng mới lo tia UV gây hại sức khỏe. Ngay cả những ngày mưa hay nhiều mây thì tia UV cũng hoạt động và xuất hiện ở mọi thời điểm ban ngày.
Để biết mức độ hoạt động của tia UV, hãy tìm hiểu tia UV có thể xuyên qua những gì? Theo nghiên cứu, có hai loại tia UV là: tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB).
- Tia UVA chiếm 95% ánh nắng mặt trời. Nó có khả năng xuyên qua thủy tinh, cửa kính xe, cửa sổ…
- Tia UVB không thể xuyên qua cửa sổ xe hơi hay các loại kính khác. Tia UVB được xem là tác nhân chủ yếu gây ung thư da và các khối u ác tính.
Bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt – Hãy dùng kính chống tia UV
Nhiều năm trước đây, kính râm hay các loại kính mắt chống tia UV còn xa lạ với nhiều người. Bởi lẽ khi nhắc đến kính, đa số đều mặc định chỉ có người bị tật khúc xạ mới dùng. Từ đó chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của sản phẩm này.
Thực tế, không chỉ mắt mà vùng da quanh mắt cũng vô cùng nhạy cảm. Do đó nếu không bảo vệ mắt sớm sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy nên, dù thị lực tốt hay bị tật khúc xạ đều được khuyên sử dụng kính chống tia UV. Như vậy sẽ ngăn tia UV gây hại giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc.
Khi chọn mua kính chống tia cực tím, các bạn nên ưu tiên chọn gọng có mắt kính lớn. Size kính vừa vặn ôm sát mặt và bao phủ vùng da quanh mắt để tăng khả năng ngăn của ánh nắng. Riêng với những ai bị tật khúc xạ, hãy chọn form kính phù hợp với dáng mặt. Tốt nhất nên chọn những chất liệu nhẹ bền, thiết kế mảnh để giảm trọng lượng kính. Dù đeo kính cả ngày cũng không thấy bất tiện. Đặc biệt, nên ưu tiên các mẫu tròng chống tia UV tích hợp: chống ánh sáng xanh, kính đổi màu… Như thế sẽ tăng thêm tính tiện lợi và bảo vệ mắt tối ưu.
Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!
Phong Linh