Mổ cận thị nặng được xem là cách duy nhất giúp “trị cận” và phục hồi thị lực hoàn toàn.
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này khiến không ít các bậc cha mẹ lo lắng. Thực tế, cận thị ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt của bé. Mặc dù bé chẳng kêu ca nhưng vì xót con nên bố mẹ vẫn ngày đêm tìm cách chữa trị. Đặc biệt, không ít người chọn cách mổ cận thị nặng vì tin rằng đây là cách duy nhất để con giã từ “cặp đít chai” vướng víu.
Thế nhưng, phương pháp hay đến mấy cũng sẽ có một vài điểm hạn chế. Đối với cách mổ cận thị thì điểm hạn chế nằm ở độ tuổi thực hiện. Vậy trẻ em có thể mổ mắt cận thị nặng được không? Nếu có thì cần chú ý những gì?
Nguyên nhân khiến nhiều bé bị cận thị?
Trong các tật khúc xạ, cận thị là tật phổ biến nhất. Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều bé cận là do di truyền hoặc thói quen hàng ngày.
Tất nhiên, đã là di truyền thì khó tránh được. Vậy nên chúng ta chỉ bàn về thói quen thôi nhé! Một số thói quen xấu như: đọc sách sai tư thế, dùng sai đèn, lạm dụng vi tính, điện thoại… Để hạn chế bé bị cận và tránh nguy cơ tăng độ không hề khó. Bố mẹ hãy tạo lập thói quen sinh hoạt tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em có nên mổ cận thị nặng không?
Mổ cận thị nặng bằng các phương pháp phẫu thuật hiện đại có thể trị dứt điểm cận thị. Có điều, theo các chuyên gia nhãn khoa thì tất cả các bé dưới 18 tuổi không được mổ mắt.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì trước khi phẫu thuật phải theo dõi trong thời gian dài. Thêm nữa, bé dưới 18 tuổi nên khám mắt theo định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Ở độ tuổi này bé rất dễ tăng độ. Việc khám mắt thường xuyên sẽ giúp chọn kính cận đúng độ, hạn chế tăng độ cận. Giữ thị lực ổn định trong thời gian dài cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để bé có thể phẫu thuật mắt cận thị sau này.
Ngoài ra, với bé bị cận trên 6 độ thì bố mẹ nên đưa con đi khám mắt 3 tháng/lần. Việc này sẽ giúp các chuyên gia tìm được hướng điều trị tốt nhất cho bé. Từ đó, tránh được nguy cơ bé bị nhược thị và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về mắt.
Khi bé được 18 tuổi thì bố mẹ hãy tham khảo cách mổ mắt cho người bị cận thị nặng. Hiện tại, các cách phẫu thuật bằng Laser được đánh giá là tốt, hiệu quả và nhanh chóng. Mỗi một phương pháp khác nhau đều có ưu điểm khác nhau. Trước khi quyết định mổ hãy hỏi ý kiến của chuyên gia nhãn khoa để được tư vấn chính xác.
Một số cách phòng tránh cận thị ở trẻ em
Nói thật thì, khi bạn nghĩ đến cách mổ cận thị nặng bằng laser thì đích thị “mất bò mới lo làm chuồng” rồi. Thế nên, ngay từ khi còn trẻ hãy bảo vệ mắt thật tốt để mắt luôn sáng khỏe.
Đối với các bé, tốt nhất là bố mẹ hãy bảo vệ mắt con ngay từ khi … lọt lòng. Từ việc chọn thức ăn tốt cho mắt đến thói quen sinh hoạt hằng ngày… Có rất nhiều cách để bố mẹ bảo vệ mắt cho bé.
– Những loại thực phẩm giàu Beta – Carotene, vitamin A, Kẽm, Vitamin C, Selen và rau xanh… Đều bổ sung dưỡng chất cho mắt, cải thiện thị lực và giúp hạn chế các bệnh về mắt.
– Các thói quen tốt cho mắt chủ yếu là nên giảm căng thẳng “thụ động” lên mắt của bé. Dễ hiểu hơn, nên hạn chế thời lượng cho bé xem tivi, laptop, thiết bị điện tử khác. Ngoài ra, trong phòng của bé nên chọn các loại đèn tốt cho mắt, tập cho bé thói quen ngồi đọc sách đúng tư thế.
Bạn thấy đấy! Trong trường hợp “bất khả kháng” mới phải lựa chọn các phương pháp phẫu thuật cận thị. Dù mổ cận có đau hay không thì nó cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bé. Vậy nên, bố mẹ hãy chú ý chăm sóc và bảo vệ mắt ngay từ khi con còn nhỏ. Tốt nhất là hãy đưa bé đi khám nhãn khoa định kỳ để sớm phát hiện các tật khúc xạ và điều trị sớm cho bé nhé!
Phong Linh