Mâm cỗ Tết giữa ba miền Bắc – Trung – Nam có nhiều điểm khác biệt. Thế nhưng nếu hỏi khác biệt ở đâu, có khi chính người dân bản địa cũng “ậm ừ” không rõ. Bởi lẽ, phong tục tập quán mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt. Yếu tố cổ truyền dù chưa đến mức mai một hoàn toàn nhưng đã dần thay đổi theo thời gian. Nếu không thật sự tìm hiểu, không tham khảo ý kiến của thế hệ trước… Vậy thì khó lòng biết rõ để chuẩn bị Mâm cỗ ngày Tết được chỉn chu.
Vậy cách làm mâm cỗ ngày Tết miền Bắc khác biệt thế nào với miền Trung và Miền Nam? Cùng Butitan thảo luận vấn đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Mâm cỗ Tết Miền Bắc
Mâm cỗ ngon miền Bắc gây ấn tượng bởi sự tinh tế, hài hòa về màu sắc. Hơn thế nữa, từ tên món ăn cho đến cách bày trí đều ẩn giấu tầng tầng ý nghĩa. Theo đó, người dân Miền Bắc sẽ tuân theo nguyên tắc 4 bát + 4 dĩa (trừ nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 màu 4 phương). Nếu tài chính dư dả sẽ chuẩn bị nhiều hơn như: 4 bát 6 dĩa hoặc 8 bát 8 dĩa. Những mâm cỗ lớn có khi phải xếp cao nhiều tầng.
Chưa hết, các món tráng miệng trên mâm cỗ cúng Tết Miền Bắc cũng vô cùng ấn tượng. Lấy ví dụ như các món mứt như: mứt quất (mứt tắc), mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô,… Không chỉ đa dạng hương vị mà còn đẹp mắt, nhìn là muốn thử ngay.
Quan trọng nhất trên Mâm cỗ Tết cổ truyền Miền Bắc không thể thiếu bánh chưng xanh. Món ăn này vốn là linh hồn của ngày Tết nên hiện diện trên mâm cỗ hay bàn thờ của mọi nhà. Ngoài ra, người Hà Nội hay người Miền Bắc nói chung còn chuẩn bị thêm món thịt đông. Đây là nét đặc trưng của mùa Đông Xuân miền Bắc nên các địa phương khác thường không có.
Mâm cỗ ngày Tết Miền Trung
So với hai Miền Bắc – Nam, thời tiết Miền Trung khắc nghiệt hơn. Có lẽ, yếu tố địa lý và khí hậu đã ít nhiều ảnh hưởng đến ẩm thực nơi này. Mâm cổ của họ thường được đặt trong các đĩa nhỏ thể hiện tinh thần tiết kiệm và sự san sẻ của con người Miền Trung.
Trên Mâm cỗ Tết của Miền Trung thường xuất hiện những món ăn như: bánh tét, nem chua, thịt giấm, dưa món…. Riêng người Huế thì mâm cỗ phải có đĩa giò lụa, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc… Đặc biệt, Miền Trung nổi tiếng với các món cuốn nên mâm cỗ thường có bánh tráng, rau sống. Các món nước chấm, mắm nêm tại đây cũng được đánh giá là đa dạng bậc nhất.
Mâm cỗ Tết Miền Nam
Nếu Miền Bắc có bánh chưng thì mâm cỗ cúng ngày Tết Miền Nam có bánh Tét. Món bánh này có nhiều màu sắc, đòn bánh dài và được gói tròn trịa. Đáng chú ý, người Miền Nam sử dụng nhiều loại gạo nếp, đậu và các loại lá… Kết hợp nguyên liệu để cho ra đời những mẻ bánh Tét đủ màu bắt mắt.
Bản tính người Miền Nam giản dị nên mâm cơm cúng chẳng cầu kỳ, có phần giản đơn hơn. Thường mâm cỗ sẽ có những món quen thuộc như: thịt kho tàu, lạp xưởng, dưa kiệu… Và món khổ qua nhồi thịt – Ngụ ý cầu mong cái khổ mau qua đi.
Ngoài ra, các món ngâm cũng là nét đặc trưng trong ẩm thực Miền Nam. Các gia đình sẽ mua hoặc làm thêm lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu… Hương vị chua ngọt thích hợp để cánh mày râu nhâm nhi nhậu Tết đấy!
Kết luận
Tuy rằng có sự khác biệt giữa Mâm cỗ Tết ba miền nhưng điểm chung là mang ý nghĩa gợi nhớ về cội nguồn, tổ tiên, cầu mong gia đình an khang khỏe mạnh. Dù rằng cuộc sống hiện đại, món ăn nào cũng có thể mua ngoài chợ hoặc đặt mua online… Thế nhưng nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen tự chuẩn bị. Như vậy sẽ lưu truyền được công thức riêng và giữ lại nét truyền thống đặc sắc của từng vùng miền.
Trên đây là một vài chia sẻ về “Sự khác biệt thú vị về mâm cỗ Tết ở ba miền Việt Nam”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh