Kiến thức sức khỏe

Làm sao để nhận biết dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em?

Dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em không phải một mà có nhiều biểu hiện lắm nhé! Chỉ là, bố mẹ có “đủ” sự quan tâm để nhận biết sớm hay không thôi. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích giúp phụ huynh chăm sóc mắt cho bé đúng cách. Đừng để tật khúc xạ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và sau này của bé nhé!

dau-hieu-bi-loan-thi

Dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em không phải một mà có rất nhiều biểu hiện

Loạn thị ở trẻ em là bệnh gì?

Loạn thị là gì? Đây là tật khúc xạ phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hình ảnh người loạn thị nhìn thấy bị mờ nhòe ở mọi khoảng cách. Nếu không có giải pháp khắc phục hoặc điều trị dứt điểm, mắt loạn thị gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Vậy tại sao bị loạn thị ở trẻ em nhỉ? Theo tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình dạng chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu. Chức năng giác mạc là cho phép ánh sáng đi vào mắt và hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Nhưng khi giác mạc bị biến dạng, có độ cong bất thường sẽ khiến các tia sáng bị khuếch tán thành nhiều điểm. Hậu quả là gây tình trạng nhìn mờ, vật thể xuất hiện bóng mờ hoặc ảnh ảo.

Dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em hay người lớn không có sự khác biệt. Chỉ là, người lớn chúng ta sẽ chủ động đi kiểm tra mắt nếu nhận thấy mắt bất ổn. Thế nhưng, với trẻ em nhất là các bé ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thì lại khác. Lúc này, trẻ chưa có kiến thức về chăm sóc mắt và chưa biết cách diễn đạt rõ ràng. Đây cũng là lý do nhiều trường hợp cận loạn thị ở trẻ nhỏ phát hiện chậm. Nhiều bé khi đi khám đã cho kết quả bị tật khúc xạ nặng, bắt buộc dùng kính cả ngày.

dau-hieu-bi-loan-thi-o-tre-em

Nhiều bé khi đi khám đã cho kết quả bị tật khúc xạ nặng, bắt buộc dùng kính cả ngày

Làm sao biết dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em?

Thứ nhất, hãy dựa vào đặc điểm của tật loạn thị để nhận biết. Vậy loạn thị khác cận thị như thế nào nhỉ? Đó là cận thị nhìn xa mờ còn loạn thị nhìn xa – gần đều mờ. Quan trọng hơn, loạn thị thường đi kèm với tật khúc xạ khác. Các trường hợp vừa cận thị vừa loạn thị rất phổ biến. Lúc này, hình ảnh bị biến dạng khiến bé phải dụi mắt, vẹo cổ, nghiêng đầu để nhìn. Nếu thấy bé có những biểu hiện này thì nên đưa con đi khám mắt càng sớm càng tốt.

Thứ hai, dấu hiệu bị loạn thị còn thể hiện ở… khả năng học tập của bé. Dễ hiểu hơn, nếu thấy trẻ thiếu tập trung, đọc sai và viết nhầm nhiều lần… Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc này. Nếu xuất phát từ lý do thị lực giảm sút, mắt mờ nên nhìn không rõ chữ số thì nên đo mắt và cắt kính cho trẻ.

Thứ ba, loạn thị 1 bên mắt hay 2 bên mắt đều khiến bé nhạy cảm với ánh sáng. Nói cách khác, nếu thấy trẻ thường xuyên có hành động như: lấy tay che mắt khi đến nơi có ánh sáng mạnh, nheo mắt ghé sát gần tivi hoặc cúi sát khi đọc sách, làm bài tập… Vậy thì 90% là bé đã bị tật khúc xạ rồi.

vua-can-thi-vua-loan-thi

Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường về mắt thì nên đưa con đi khám mắt càng sớm càng tốt

Làm sao để ngăn ngừa loạn thị học đường?

Phải khẳng định rằng không có cách khắc phục loạn thị “hoàn hảo”. Bởi lẽ nếu chọn đeo kính loạn thị sẽ có một số bất tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt là với người yêu thích các môn thể thao vận động mạnh. Còn nếu chọn phẫu thuật thì phải đợi sau 18 tuổi, đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe và chi phí không nhỏ… Nhưng kết quả có khi không đạt kỳ vọng.

Loạn thị có tự khỏi không? Tuy rằng không tự khỏi và hiện tại không có cách chữa loạn thị tại nhà… Nhưng có rất nhiều cách giúp ngăn ngừa loạn thị học đường. Như là:

  • Cha mẹ nên hướng dẫn con ngồi đúng tư thế, mắt cách mặt chữ chừng 30 cm.
  • Bố trí phòng học đủ sáng, tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên. Nếu dùng đèn bàn thì nên đặt đối diện với tay cầm bút.
  • Bàn ghế trẻ ngồi học nên cố gắng thay đổi theo từng cấp học. Như vậy sẽ phù hợp với thể trạng từng độ tuổi.
  • Tuyệt đối không đọc sách ở trên tàu xe và nơi thiếu sáng.
  • Không nên lạm dụng các thiết bị điện tử. Tốt nhất không nên dùng quá 2h mỗi ngày và cân nhắc đến việc dùng kính bảo vệ mắt.
  • Cân chỉnh thời gian học tập nghỉ ngơi và vui chơi ngoài trời.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên chất xơ và các loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt.
  • Khám mắt định kỳ cho trẻ ít nhất 6 tháng/lần.
cach-chua-loan-thi-tai-nha

Phụ huynh nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ cho trẻ ít nhất 6 tháng/lần

Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Làm sao để nhận biết dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!

Phong Linh

Bài viết liên quan