Thắc mắc thường gặp nhất của phụ huynh là cận thị nặng có chữa được không. Cũng có rất nhiều phụ huynh lo lắng đi tìm cách chữa cận thị nặng cho con em mình. Cũng vì vậy mà tìm đến các phương pháp chữa cận không hiệu quả làm tăng độ cận.
Xác định độ cận của mắt
Có người bị cận thị nhẹ, có người cận thị nặng. Làm sao chúng ta biết được mắt mình đang ở mức độ nào? Muốn biết mắt ở mức độ nào, chúng ta cần xác định độ cận thị.
Thông thường, khi mắt có dấu hiệu nhìn xa không rõ, nhìn mờ, chúng ta sẽ đi đo khám mắt. Có thể đo khám mắt ở trung tâm y tế, cơ sở chuyên khoa mắt hoặc cửa hàng mắt kính. Ở các trung tâm y tế, việc đo mắt do bác sĩ thực hiện, thường sẽ có kết quả chính xác. Tuy nhiên ở các cơ sở này thường có chi phí khám mắt từ 100.000-300.000 VND. Do đó, không nhiều người lựa chọn, họ thường đo mắt ở các cửa hàng mắt kính. Các dịch vụ đo mắt ở cửa hàng thường là miễn phí. Một số cửa hàng cũng có máy móc hiện đại, đo mắt bằng cả phương pháp thủ công và kĩ thuật.
Độ cận của mắt được xác định bằng độ diop. Mức độ cận của mắt có thể xác định như sau:
0 = bình thường
-0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
-3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
-6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
-10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan
Cận nặng nhất bao nhiêu độ?
Thực tế thì không có giới hạn nào cho độ cận của mắt. Có người bị cận 10 độ là cao, nhưng cũng có người cận đến 15, 20 độ. Thậm chí có trường hợp cận đến 25 độ. Những người này thuộc cận thị bệnh lý và có thể mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc…
Ngày nay, tỉ lệ cận và độ cận đang ngày càng tăng lên. Người bị cận thị nặng trên 10 độ không còn hiếm trong xã hội. Những người này có thể là do bị cận bẩm sinh, hoặc do tăng độ nhanh trong quá trình sinh hoạt. Nhìn chung, dù nguyên nhân gì thì cận thị nặng cũng gây ra nhiều nguy cơ cho mắt. Đặc biệt là về lâu dài, khi mắt cận ngày một yếu đi.
Cận thị nặng có chữa được không?
Rất nhiều phụ huynh quan tâm đến cách chữa cận thị nặng. Cách đơn giản nhất để chữa cận thị nặng là sử dụng mắt kính, kính gọng hay kính áp tròng. Mắt kính đóng vai trò là một thấu kính đặc biệt giúp lấy lại ánh sáng vào mắt. Kính gọng thường được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên một điểm hạn chế là kính gọng khá mất thẩm mỹ vì tròng kính nặng. Do đó, hãy cố gắng lựa chọn kính cận phù hợp và đẹp với gương mặt. Hoặc cũng có thể sử dụng kính áp tròng nếu cần thiết. Chỉ cần lưu ý một số vấn đề về bảo quản và vệ sinh kính áp tròng.
Nếu người bị cận trên 18 tuổi và có độ cận ổn định, có thể tham khảo các phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp bắn mắt cận thị bằng tia laser như LASIK, PRK và phakic IOL,… Các độ cận nặng từ 10-12 độ đều có thể hồi phục nếu sử dụng các phương pháp này.
Không có biện pháp nào tuyệt đối an toàn và hiệu quả với người bị cận thị nặng. Để trả lời câu hỏi cận thị nặng có chữa được không, tự bản thân mỗi người cần có ý thức giữ gìn sức khỏe đôi mắt. Hạn chế tối đa các nguyên nhân gây cận thị và cận thị nặng, giữ gìn lối sống khoa học. Nên duy trì thói quen kiểm tra mắt đều đặn mỗi 6 tháng để điều chỉnh kịp thời các vấn đề của mắt.
Anh Như