Kiến thức sức khỏe

Bệnh Thoái Hóa Điểm Vàng Và Những Điều Cần Biết

Bệnh thoái hóa điểm vàng là căn bệnh về già. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối sức khỏe con người. Hãy cùng Mắt Kính Titan tìm hiểu về căn bệnh này bạn nhé!

Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?

Bệnh thoái hóa điểm vàng (hay còn gọi là bệnh thoái hóa hoàng điểm, trong tiếng anh viết tắt là MD hoặc AMD) là sự thoái hóa của tế bào điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác dẫn đến giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh được nhìn thấy bị mờ, phần chính giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng. Qua ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, nếp sống, và môi trường sống, điểm vàng có thể bị thoái hóa, dẫn đến thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.

Để làm rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về “điểm vàng”. Điểm vàng là một bộ phận nằm tại vùng trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu, là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh, đảm nhận tới 90% thị lực. Điểm vàng giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh.

Thế còn dấu hiệu bệnh?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, thường ít có triệu chứng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không phát hiện ra bệnh.

Khi AMD dạng khô tiến triển, bệnh nhân có thể thấy một điểm mờ ở vùng trung tâm của hình ảnh. Rồi dần dần điểm mờ này sẽ ngày càng lớn hơn và tối hơn. Bệnh ADM dạng ướt thường gây nên các triệu chứng đột ngột. Đặc biệt là mắt bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ. Hoặc có một điểm mù ở trung tâm một mắt hoặc cả hai mắt. Nếu 2 mắt cùng bị, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách báo hoặc làm việc với khoảng cách nhìn gần. Khi bị ở một mắt, bệnh nhân có thể không phát hiện được bệnh cho đến khi bị cả hai mắt. Khi bị ở một mắt, bệnh nhân có khả năng cao sẽ bị ở mắt thứ hai sau một vài năm.

thoai-hoa-diem-vang-1812

Bệnh ADM dạng ướt thường gây nên các triệu chứng đột ngột

Thoái hóa điểm vàng có bao nhiêu dạng?

Câu trả lời chính là bệnh này có hai dạng: thoái hóa điểm vàng khô và thái hóa điểm vàng ướt. Nếu thái hóa điểm vàng khô chiếm 90% thì thoái hóa điểm vàng ướt chỉ chiếm 10%. Thoái hóa điểm vàng ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng.

Bệnh thoái hóa điểm vàng khô

Xảy ra khi các mạch máu bên dưới điểm vàng trở nên mỏng và giòn. Các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong điểm vàng bị thoái hóa và teo đi làm mờ thị giác trung tâm của mắt. Đây là dạng bệnh thoái hóa điểm vàng phổ biến nhất và hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng đều khởi phát bệnh ở dạng khô.

Bệnh thoái hóa điểm vàng ướt

Bệnh xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng. Các mạch máu nhỏ tăng sinh bất thường trong mắt dễ vỡ gây rò rỉ máu và chất dịch lỏng bên trong võng mạc. Đây được xem là dạng tổn thương nghiêm trọng và phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mất thị lực vĩnh viễn (mù lòa).

benh-nhan-thoai-hoa-diem-vang-1812

Bệnh xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng

Đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng?

  • Có khoảng 10-12% người trên 65 tuổi mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm. Nhưng đến độ tuổi trên 75 tuổi thì tỷ lệ đó đã lên tới 30%.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới
  • Những người mắc bệnh tiểu đường
  • Người có nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Người bị bệnh tim mạch
  • Những người hút thuốc lá
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh AMD.
  • Hiện không có phương pháp điều trị hữu hiệu nào đối với AMD thể khô.
  • Đối với điều trị AMD thể ướt: có thể điều trị bằng phương pháp laser trị liệu ban đầu được sử dụng để đốt cháy, hủy diệt các mạch máu mới. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện với một một số trường hợp.
nguoi-cao-tuoi-de-bi-thoai-hoa-mat-1812

Có khoảng 10-12% người trên 65 tuổi mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm

Phương pháp ngăn ngừa sự tiến triển và điều trị bệnh

Bệnh thoái hóa hoàng điểm không thể phòng ngừa được. Nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng:

  • Khám mắt định kỳ ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh.
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt sớm ngay khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Không hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhất là ít chất béo no và ít năng lượng.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Một số chất chống oxy hóa được điều chế tự nhiên được sử dụng phổ biến trong việc làm chậm sự phát triển của bệnh AMD như Lutein, Zeaxanthine. Chất Lutein thường có trong rau cải xanh và các loại trái cây tươi.

Xem thêm: 5 Loại Thực Phẩm Có Hại Đến Sức Khỏe Đôi Mắt Bạn

Phùng Huy Hòa