Kiến thức sức khỏe

➿➿ Hướng dẫn tự đọc phiếu đo mắt dành cho người mới bắt đầu

➿➿ Một trong những bước khám mắt chuyên nghiệp không thể thiếu là đo bằng máy đo mắt chuyên dụng. Kết thúc quá trình đo mắt trong vài phút tự động, máy sẽ cho ra kết quả chi tiết hay còn gọi là phiếu đo mắt tự động. Một số người thắc mắc về các thông số này và muốn nắm rõ để hiểu hơn về tình trạng mắt của mình. Đối với điều này, bạn có thể lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trực tiếp đo khám mắt. Hoặc bạn có thể thông hiểu dễ dàng qua hướng dẫn tự đọc phiếu đo mắt sau đây.

1️⃣ Phát hiện dấu hiệu nào cần đi khám mắt ngay lập tức?

🔅 Bạn phát giác ra mắt mình không thể quan sát rõ các vật ở xa như trước đây. Chúng chỉ có thể nhìn gần trong phạm vi tương đối ngắn vài chục cm. Bạn có tuổi đời khá trẻ, là vị thành niên hoặc hiện đang là học sinh, sinh viên. Rất có thể bạn đã bị cận thị và cần được đeo kính sớm đúng độ để hạn chế tăng độ cận.

🔅 Bạn là người trung niên, cao niên và cảm thấy khó khăn khi nhìn các vật gần. Đôi mắt chỉ nhìn rõ từ xa tới rất xa mà thôi. Rất có thể bạn đã bị viễn thị và cần đeo kính sớm để đôi mắt không bị yếu dần do phải điều tiết liên tục.

🔅 Bất giác đôi mắt bạn bỗng mờ nhòe, nhìn mọi vật không rõ ràng. Rất có khả năng, đôi mắt bạn đã bị loạn thị. Đối với đôi mắt khỏe mạnh, hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Thế nhưng, đôi mắt loạn thị sẽ cho phép hình ảnh hiển thị tại nhiều điểm khác nhau trên võng mạc.

Khi phát hiện 3 dấu hiệu cơ bản trên, bạn nên đến cơ sở, bệnh viện hoặc cửa hàng đo khám mắt chuyên nghiệp để nắm rõ độ mắt và có phương án khắc phục kịp thời.

huong-dan-tu-doc-phieu-do-mat-1610

Bạn nên đến cơ sở, bệnh viện hoặc cửa hàng đo khám mắt chuyên nghiệp 6 tháng/ lần

2️⃣ Giải mã các từ viết tắt trong phiếu đo mắt như thế nào?

Thông thường, những chữ viết tắt trong phiếu đo mắt tự động xuất phát từ tiếng Latin. Các từ viết tắt ấy có ý nghĩa đơn giản như sau.

🔅 LE hoặc OS: Kết quả thị lực bên trái

🔅 RE hoặc OD: Kết quả thị lực bên phải

🔅 SPH: Độ cầu của mắt hay còn gọi là khả năng khúc xạ ánh sáng thủy tinh thể

🔅 CYL: Độ trụ của mắt hay còn gọi là số hiệu chỉnh cần thiết cho loạn thị

🔅 Diopters: Các đơn vị đo lường xác định công suất quang học tròng kính

🔅 Độ ADD: Độ đọc sách, liên quan đến số độ cần thiết đôi mắt điều tiết ở khoảng cách gần.

huong-dan-tu-doc-phieu-do-mat-1610

Muốn đọc kết quả đo mắt từ máy tự động, bạn phải hiểu các ký hiệu viết tắt là gì

3️⃣ Hướng dẫn tự đọc phiếu đo mắt – Phân tích thông số độ đọc ra sao?

Bạn sẽ dễ dàng nắm rõ các thông số độ đọc qua hướng dẫn tự đọc phiếu đo mắt sau đây.

🔰 SPH

Đây là 2 ký hiệu khá quen thuộc, trong đó SPH là độ cầu. Độ cầu này còn được gọi là khả năng khúc xạ ánh sáng thủy tinh thể. Khi thấy SPH  (+) tức có nghĩa độ viễn. Khi thấy SPH (-) tức có nghĩa độ loạn.

🔰 CYL

Hình trụ của mắt và là số hiệu chỉnh cần thiết cho những người bị loạn thị. Người bị loạn thị có giác mạc ở trước mắt bị thiếu hụt. Hoặc tròng kính ở phía sau mắt không cong, thay đổi hướng ánh sáng đúng cách. Hoặc do cả hai nguyên nhân nêu trên.

Ví dụ, OS của bạn có CYL là -5.25 -0.5 thì có nghĩa là mắt trái cận 5.25 và loạn 0.5 độ.

🔰 Độ (Diopters)

Các đơn vị đo lường được dùng để xác định công suất quang tròng kính. Cũng như độ cong của tròng kính, Diopters dựa trên công thức khoa học xác định độ dài tiêu cự hoặc khả năng lấy nét đôi mắt. 

Diopters càng lớn thì độ cận hoặc độ viễn cần điều chỉnh nhiều hơn. 

Ví dụ, OD của bạn có SPH là -8.75 thì có nghĩa mắt phải cận 8.75 độ. Bạn cần sử dụng tròng kính lõm để điều chỉnh tật khúc xạ này. 

Ví dụ, OD của bạn có SPH là +2.75 thì có nghĩa mắt phải viễn hoặc lão 2.75. Bạn cần dùng tròng kính lồi để điều chỉnh tật khúc xạ này. Ngoài ra, người viễn, lão thị còn cần dùng tròng kính hiệu chỉnh để đọc sách, báo do độ đàn hồi trong mắt giảm.

🔰 Trục

Hướng trục loạn thị, tương ứng với độ loạn thị. Thông thường, trục loạn thị từ 0 đến 180 với 90 là đường thẳng đứng trong mắt và 180 là đường nằm ngang.

🔰 Độ ADD

Độ nhìn gần cho người lớn tuổi, thường xuất hiện ở kính đọc sách nhìn gần.

🔰 PD (KCDT)

Khoảng cách giữa 2 đồng tử có đơn vị tính là milimet. Một chiếc kính chuẩn không thể thiếu thông số cực kỳ quan trọng này. Thiếu yếu tố này, đôi mắt có thể xảy ra hiện tượng nhức mắt.

huong-dan-tu-doc-phieu-do-mat-1610

Sau khi có kết quả từ máy đo tự động, bạn sẽ được thử tròng kính phù hợp kết quả đó

Trên đây là hướng dẫn tự đọc phiếu đo mắt cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Tuy hướng dẫn đọc này khá đơn giản nhưng cũng đòi hỏi được chuyên gia tư vấn thêm. Kết quả này có thể không trùng khớp do nhiều nguyên nhân, thời điểm đo mắt khác nhau. Để nhận được phiếu đo mắt chuẩn xác, bạn nên chọn địa chỉ đo khám mắt uy tín, chuyên nghiệp.

Trà My

Bài viết liên quan