Kiến thức sức khỏe, Tin tức & sự kiện

Cận 20 độ do di truyền – Không còn hiếm gặp ở trẻ em

Tình trạng cận 20 độ ở trẻ em khiến cho nhiều phụ huynh phải lo lắng. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Thế nhưng mỗi ngày phải cảm nhận thế giới qua cặp “đít chai” dày cộm đúng là không dễ dàng.

Cận 20 độ do di truyền

Nhiều tình trạng cận thị nặng ở trẻ em được phát hiện lên đến 20 độ. Đây là một tình trạng ít gặp, thậm chí là ở người lớn. Thế nhưng trong thời gian gần đây, tình trạng độ cận của trẻ tăng nhanh và có độ rất cao.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị cận thị thường là do thói quen sinh hoạt chưa khoa học. Một số thói quen trẻ thường mắc phải nếu người lớn không chỉnh sửa sẽ dẫn đến cận thị. Chẳng hạn như đọc sách, học bài ở nơi thiếu ánh sáng, nằm để học bài, khoảng cách và tư thế ngồi học không đúng, xem tivi nhiều trong thời gian dài,… Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc cận thị và tăng độ cận.

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân dẫn đến cận thị của trẻ là do bẩm sinh. Hầu hết trẻ em nếu có bố mẹ bị cận thì tỉ lệ di truyền lên đến 90%. Hoặc do trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân (thường dưới 2 kg) đều có thể bị cận. Cận bẩm sinh thường có tình trạng biểu hiện sớm và mắt tăng độ nhanh. Thậm chi có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành. Do đó, phụ huynh nếu có con trong các trường hợp này nên đưa trẻ đi khám mắt định kì.

Cận 20 độ không còn hiếm gặp

Cận 20 độ không còn hiếm gặp

Biến chứng khi cận độ cao

Khi bị cận độ cao, không chỉ mắt bị phụ thuộc nhiều vào kính. Nếu tháo kính ra có thể sẽ không nhìn thấy. Hơn nữa, cận thị nặng cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể mất thị lực.

Các biến chứng thường thấy như thoái hóa võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc… Khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Các giáo sư cũng cho biết nếu cận thị dưới 6 độ đi ốp được coi là cận thị học đường. Với độ cận này sẽ không có khả năng di truyền như độ cận cao hơn dễ di truyền cho con. Cận bẩm sinh khiến thị lực của trẻ rất yếu và phải đeo kính từ sớm.

Cận nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cận nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Phương pháp chống cận thị

Một thống kế cho thấy đa số người đến khám mắt đều mắc tật khúc xạ mà chủ yếu là cận thị. Tỷ lệ bệnh và mức độ cận cũng tăng lên theo cấp học của học sinh. Tỷ lệ cận thị ở học sinh đầu cấp là 18%.

Chính vì thế, phòng chống tật khúc xạ là cách tốt nhất bảo vệ đôi mắt của chính mình. Nên xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho mắt. Đối với trẻ em nên hướng dẫn các tư thế ngồi học và môi trường học tập đủ ánh sáng. Bên cạnh đó cũng nên cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt tốt nhất

Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt tốt nhất

Sau khoảng 30-45 phút làm việc, bạn nên để mắt nghỉ ngơi trong khoảng 5 phút. Nên nhắm mắt trong vòng 10 giây, tránh nhìn vào màn hình gây mỏi mắt. Ngoài ra có thể thực hiện vài động tác massage nhẹ nhàng giúp mắt thư giãn tốt hơn. Hướng mắt nhìn ra xa và xoa xoa mắt nhẹ nhàng.

Cần đi khám mắt định kì ít nhất 2 lần mỗi năm, nhất là khi bị cận. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như trứng, bí đỏ, cà rốt, rau bina,…

Chú ý bảo vệ đôi mắt của bạn và con trẻ để không hối hận trong tương lai về sau.

Anh Như

 

 

 

Bài viết liên quan