Cận nặng nhất là bao nhiêu độ? Người bị cận thị, có ai mà không muốn biết đáp án cho câu hỏi này chứ! Thế nhưng, có quá nhiều số liệu được đưa ra khiến chúng ta bối rối chẳng biết đúng hay sai.
Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta phải biết một số thông tin về cận thị. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về tật khúc xạ thường gặp này nhé!
Cận thị là gì?
Hiện nay, trong các chứng bệnh về mắt thì cận thị chính là tật khúc xạ phổ biến nhất. Về cơ bản, có thể hiểu mắt cận thị là tình trạng rối loạn chức năng của thị giác. Người bị cận chỉ có thể nhìn thấy vật ở gần. Vật thể ở càng xa thì càng không thấy rõ nét hoặc không nhìn thấy.
Thông thường, cận thị hình thành và phát triển trong một thời gian dài. Người bị cận tăng từ độ cận nhẹ đến nặng, từ thấy mờ sang hạn chế tầm nhìn hoàn toàn. Lúc này, để mắt có thể nhìn rõ thì các bạn phải đeo kính cận. Trường hợp đủ điều kiện sức khỏe và tài chính, bạn có thể lựa chọn mổ cận thị.
Cận thị có những cấp độ nào?
Thực tế, cận thị được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể hơn, cận thị có các loại như: cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm. Và mắt cận thị nặng nhất bao nhiêu độ cũng phụ thuộc vào việc bạn bị cận cấp độ nào.
– Cận thị đơn thuần là dạng nhìn xa khá mờ nhưng nhìn gần vẫn bình thường. Trường hợp bạn bị cận thị đơn thuần thì độ cận dưới 6 đi ốp. Tuy rằng chúng không gây tổn hại đáy mắt nhưng hay bị loạn thị kèm theo. Vậy nên, nhiều người phải dùng kính cận loạn là vì lý do đó.
– Cận thị giả là dạng mắt bị mờ do làm việc liên tục và quá sức. Ban đầu khi đeo mắt kính cận thị liền thấy mắt nhìn rõ hơn. Nhưng chỉ sau vài ngày, mắt được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ nhìn thấy rõ lại như ban đầu. Còn nếu, không chú ý chăm sóc thì mắt cận thị giả có thể biến thành cận thị thật.
– Cận thị ban đêm là loại cận thị hơi bị đặc biệt. Nó chỉ xảy ra vào ban đêm, trong điều kiện thiếu sáng nên mắt không nhìn rõ.
– Cận thị thoái hóa thường xảy ra khi bé còn nhỏ và nó có tính chất di truyền. Bé bị cận thị thoái hóa thường tăng độ cận rất nhanh khiến thị lực giảm sút rõ rệt. Thậm chí, nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến mù lòa.
Cận bao nhiêu độ là nặng nhất?
Theo nghiên cứu, trên thực tế không có giới hạn cận nặng nhất là bao nhiêu độ. Có nhiều người bị cận 0,5 độ, 14 độ, hoặc có khi lên đến 20 – 25 độ. Nhiều khả năng, những người bị cận cao trên 10 độ có thể bị bệnh về mắt nữa. Thế nên mới có độ cận cao như vậy.
Nếu như có một người nào đó bị cận trên 50 độ thì có thể xem là mất thị lực hoàn toàn. Lúc này, họ chỉ nhìn thấy vật ở cách mình 2cm mà thôi.
Cận thị bao nhiêu độ thì phải đeo kính?
Như đã đề cập, nguyên nhân gây cận thị có thể do di truyền hoặc do môi trường sống. Dù vậy, để mắt không tăng độ thì bạn nên đeo kính cận kết hợp chăm sóc mắt thật tốt.
Theo các bác sĩ thì nếu độ cận thị nhẹ dưới 0,75 thì không cần đeo kính cận thường xuyên. Còn nếu cao trên 1 đi ốp thì hãy cắt kính cận phù hợp và đeo khi cần thiết. Nó sẽ giúp bạn nhìn rõ và tiện cho việc làm việc và sinh hoạt.
Cách chăm sóc mắt cận thị tốt nhất không phải đeo kính cận 24/24. Điều này chỉ khiến mắt bị lệ thuộc vào kính mà thôi. Đặc biệt, hãy chú ý đến điều kiện ánh sáng khi làm việc. Nếu bạn làm việc quá lâu trong điều kiện thiếu sáng sẽ khiến mắt nhanh tăng độ hơn mà thôi.
Nếu có đeo kính cận bạn nên chọn cắt cho mình 1 cặp kính cận siêu mỏng nhẹ hoặc chọn mắt kính cận đổi màu khi ra nắng tròng kính chiết suất cao sử dụng sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Chắc rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi cận nặng nhất là bao nhiêu độ rồi. Cận thị vốn chẳng tha ai, dù ở bất cứ độ tuổi nào bạn vẫn có nguy cơ bị cận. Thế nên bạn hãy chăm sóc mắt ngay từ bây giờ để không bị cận thị nhé!
Phong Linh
Cận 5 độ là nhìn như thế nào?
Cận 20 độ là nhìn như thế nào?
Cận 21 độ là nhìn như thế nào?
Cận 25 độ là nhìn như thế nào?