Cận thị đã trở thành một căn bệnh về mắt phổ biến nhất ở thế kỉ này. Người bị cận ở nhiều mức độ nặng nhẹ, nhiều độ tuổi. Sau vài năm bị cận, độ cận tăng lên, cận thị 5 độ cũng thường gặp. Chính vì vậy cũng có nhiều người lo lắng mình bị cận nặng hay nhẹ. Vậy theo bạn cận thị 5 độ là cao hay thấp. Hãy đi tìm lời đáp trong bài viết sau nhé!
Tại sao lại bị cận?
Cận thị gây nên những phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Cận thị cũng là một tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt và thường gặp trong những năm gần đây. Không kể đến nguyên nhân bẩm sinh thì từ trong lối sinh hoạt thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến mắt và gây ra tật cận thị.
Nguyên nhân chủ yếu gây tật cận thị mắt bao gồm:
– Học tập, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đặc biệt là đọc sách báo, ngồi gần màn hình máy tính, tivi khiến mắt phải hoạt động liên tục trong thời gian dài. Những tác nhân này ảnh hưởng không tốt khiến mắt mỏi, chỉ nhìn được những vật ở gần.
– Do di truyền, trong gia đình có người bị tật cận thị hay các tật về mắt. Nếu bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ đều bị cận thì khả năng di truyền gần như 100%.
– Do cấu trúc của nhãn cầu yếu hay mi kém phát triển cũng khiến nhãn cầu không ổn định và khả năng điều tiết của mắt kém dẫn đến nguy cơ bị cận thị cao hơn.
Cận thị 5 độ là cao hay thấp?
Khi bị cận thị cũng chia ra nhiều mức độ cận khác nhau. Tùy khả năng nhìn xa của mắt sẽ chia các mức độ cận nặng hay nhẹ.
Muốn biết tật cận thị đang ở mức độ nào chúng ta cần biết cách xác định độ cận thị. Độ cận thị của mắt được tính bằng độ diop (D).
0 = bình thường
-0.25 đến -3.00 diop = cận thị nhẹ
-3.25 đến -6.00 diop = vừa cận thị
-6.25 đến -10.00 diop = cận thị nặng
-10.25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan
Ví dụ, một người cận thị -1.00 diop có thể nhìn thấy các đối tượng ở 1m rõ ràng. Nhưng nhìn các vật ở xa hơn sẽ bị mờ. Một người bị cận -2.00 diop nhìn vật ở 0.5m rõ ràng nhưng xa hơn cũng bị mờ.
Vậy cận thị 5 độ là cao hay thấp? Theo bác sĩ nhãn khoa, cận thị 5 độ được xem như độ cận vừa, đây cũng là độ cận phổ biến sau vài năm bị cận thị. Bởi vì độ cận thị không giữ nguyên mà có xu hướng tăng liên tục. Mắt ổn định thì có thể tăng độ từ 0.25 – 0.5 độ/ năm. Có người nếu không giữ gìn thì mắt tăng độ nhanh hơn. Như vậy rất dễ cận thị nặng với số độ cận cao và khoảng cách nhìn rõ cũng ngắn đi.
Cận thị độ cao nên đeo kính cận loại nào?
Thực tế thì kính cận được xem như giải pháp tối ưu nhất cho người bị cận thị. Chúng phù hợp với hầu hết mọi người, tiết kiệm chi phí, không ảnh hưởng xấu đến mắt. Người bị cận có thể sử dụng kính cận để duy trì thị lực khi nhìn xa. Tuy nhiên, đối với người bị cận thị độ càng cao thì kính cận càng bất tiện.
Bởi vì độ cận cao yêu cầu khả năng quang học của thấu kính lớn, phải có khả năng khúc xạ cao, do đó, cần nhiều nguyên liệu hơn để làm tròng, đáp ứng độ cận của mắt. Làm tròng kính như vậy sẽ rất nặng và dày. Người đeo kính khó chịu và nặng nề, không muốn đeo kính.
Do đó, người bị cận độ cao nên sử dụng kính cận siêu mỏng. Tròng kính được làm từ vật liệu chiết suất cao, khả năng khúc xạ ánh sáng lớn. Vậy nên chỉ cần ít vật liệu để làm tròng, đáp ứng độ khúc xạ mắt. Có thể nói, mắt kính siêu mỏng là loại kính thích hợp nhất, tối ưu nhất cho người có độ cận cao. Hoặc người đang tự ti vì cặp kính dày cộm của mình cũng có thể thay đổi.
Sử dụng kính siêu mỏng để tăng thêm tính thời trang, thẩm mỹ cho người bị cận thị. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin đến bạn về cận thị 5 độ là cao hay thấp.
Anh Như