Cylinder là chỉ số loạn thị. Khi đi khám mắt, nếu đơn thuốc xuất hiện chỉ số này thì chứng tỏ mắt bạn bị loạn thị. Con số hiển thị càng lớn thì có nghĩa là bạn bị loạn thị càng nặng.
Vậy loạn thị là gì? Chỉ số Cylinder đọc thế nào là đúng? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn những vấn đề đó. Cùng tìm hiểu để không còn bối rối khi gặp chỉ số này nhé!
1️⃣ Loạn thị là gì và nguyên nhân do đâu?
Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến hiện nay. Ở người bình thường, hình ảnh sau khi qua giác mạc sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Riêng người bị loại thị thì các tia hình ảnh sẽ hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Hậu quả là khiến hình ảnh bị mờ nhòe, tầm nhìn không rõ ràng.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây loạn thị. Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể bị tật khúc xạ này. Ngoài biến dạng giác mạc gây loạn thị – Một vài yếu tố khác cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra tật khúc xạ này như là:
🖍 Di truyền hoặc trẻ em sinh thiếu tháng cũng có nguy cơ bị loạn thị.
🖍 Mắc phải chứng bệnh Keratoconus. Đây là một dạng thoái hóa mắt khiến cho bộ phận giác mạc bị biến dạng thành hình chóp.
🖍 Giác mạc có sẹo hoặc đã từng bị chấn thương.
🖍 Cận thị hay bị viễn thị nặng cũng có thể khiến tầm nhìn bị mờ nhòe.
🖍 Người đã từng trải qua một số loại phẫu thuật mắt cũng dễ bị loạn thị hơn người thường.
2️⃣ Hướng dẫn cách đọc chỉ số Cylinder
Như đã đề cập trước đó, có rất nhiều nguyên nhân làm mắt bị loạn thị. Do đó, loạn thị không phân biệt tuổi tác, trẻ già đề có thể bị tật khúc xạ này.
Khi nhận thấy mắt có dấu hiệu bất ổn như: Khó nhìn ban đêm, mắt nhức mỏi, dễ kích ứng… Đặc biệt hình ảnh luôn mờ và méo ở mọi khoảng cách thì có thể bạn đã bị loạn thị. Lúc này, để chắc chắn thì nhất định phải đi đo khám mắt. Trên tờ khám sẽ ghi tình trạng thị lực của bạn ở thời điểm hiện tại. Dựa vào chỉ số Cylinder có thể xác định xem mắt bạn có bị loạn thị hay không.
Ví dụ: Tờ khám mắt ghi R: +2 – 0.25 X 180° = 10/10. Có nghĩa là: bạn bị viễn thị 2 độ, loạn thị 0.25 độ, trục là 180°. Thị lực sau khi điều chỉnh là 10/10.
Lưu ý: Độ Cận dấu trừ (-) ; độ Viễn dấu cộng (+). Trụ (CYL): độ Loạn dấu trừ (-). Độ cầu hay độ loạn có thể thay đổi nhưng trục là cố định.
Sau khi kiểm tra loạn thị, hãy định kỳ tái khám 6 tháng/lần. Nếu mắt có biểu hiện bất thường thì cần phải khám càng sớm càng tốt. Việc đo khám mắt rất quan trọng nhưng thường bị chúng ta xem nhẹ và bỏ qua. Hãy duy trì khám mắt định kỳ để đảm bảo mắt khỏe, tránh tình trạng tăng độ mất kiểm soát.
3️⃣ Có biện pháp nào giúp ngừa loạn thị hay không?
Sau khi tìm hiểu về triệu chứng loạn thị và chỉ số Cylinder… Có lẽ bạn đã hiểu phần nào những phiền toái, bất tiện mà người bị loạn thị gặp phải. Vậy có cách nào giúp phòng ngừa tật loạn thị hay không?
Về cơ bản, nguyên nhân gây loạn thị có thể do di truyền hoặc mắt bị chấn thương. Do đó, rất khó để ngăn chặn tật khúc xạ này. Dù vậy, nếu chúng ta chú ý chăm sóc mắt đúng cách thì có thể giảm nguy cơ loạn thị. Những điều bạn nên làm để bảo vệ mắt như:
🖍 Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho mắt. Ngoài tốt cho mắt, thường xuyên dùng thực phẩm lành mạnh còn giúp ngăn chặn gốc tự do. Từ đó giúp phòng ngừa có bệnh về mắt khác như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…
🖍 Trong sinh hoạt hàng ngày, mắt cần được bảo vệ kỹ càng. Một cách đơn giản và hiệu quả là nên dùng kính để bảo vệ mắt. Chiếc kính tốt giúp ngăn chặn tia UV, ánh sáng xanh, dị vật ngoài môi trường… Tránh mắt bị tổn thương cũng góp phần ngăn chặn loạn thị.
🖍 Thường xuyên khám mắt, phát hiện loạn thị sớm để điều trị càng sớm càng tốt.
Trên đây là một vài thông tin về chỉ số loạn thị Cylinder. Nếu bạn cần mua kính nhưng lại “mù mờ” về: chất liệu, chỉ số Cylinder, tính năng kính hay bất cứ điều gì khác… Hãy liên hệ với Titan để được sắp xếp lịch đo mắt và tư vấn miễn phí nhé!
Phong Linh