Kiến thức sức khỏe

Astimatism: Tật khúc xạ phổ biến thường gặp ở giới trẻ

Astimatism là một loại tật khúc xạ khá phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Mắt người loạn thị có hình ảnh hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc thay vì đi qua và hội tụ ở một điểm trên võng mạc như mắt bình thường. Loạn thị khiến hình ảnh nhòe, không rõ, gây khó khăn trong việc quan sát.

1️⃣ Astimatism: Loạn thị là gì?

Loạn thị là một trong những vấn đề về thị lực phổ biến. Nguyên nhân chính do sai lệch về hình dạng của giác mạc. Với người bệnh loạn thị, thủy tinh thể và giác mạc của họ có một đường cong bất thường. 

Điều này làm thay đổi cách ánh sáng đi qua hoặc khúc xạ đến võng mạc của bạn. Đây chính là nguyên nhân khiến tầm nhìn bị mờ hoặc méo mó.

tat-khuc-xa-mat-2910

Loạn thị là một trong những vấn đề về thị lực phổ biến

2️⃣ Nguyên nhân gây ra Astimatism (Loạn thị)

Các chuyên gia đến nay vẫn chưa thể xác định rõ đâu là nguyên nhân gây ra loạn thị. Nhưng họ cho nhận định rằng, di truyền là một trong những yếu tố lớn của tật khúc xạ này.

Khi mới sinh ra, Astimatism đã tồn tại và phát triển theo cuộc sống của người mắc phải. Hoặc loạn thị cũng là do chấn thương mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt.

Thông thường, loạn thị xảy ra cùng với tật cận thị hoặc viễn thị.

Astimatism-2910

Các chuyên gia đến nay vẫn chưa thể xác định rõ đâu là nguyên nhân gây ra loạn thị

3️⃣ Đối tượng có nguy cơ mắc tật loạn thị

Trẻ em và người lớn là hai đối tượng dễ mắc tật Astimatism (Loạn thị). Nguy cơ phát triển loạn thị cao hơn nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

🔷 Tiền sử gia đình có người mắc bệnh loạn thị hoặc các rối loạn mắt khác như: Chứng dày sừng (thoái hóa giác mạc), sẹo, mỏng giác mạc…

🔷 Cận thị quá mức, tạo ra tầm nhìn mờ ở khoảng cách xa dẫn đến loạn thị

🔷 Viễn thị quá mức, tạo ra tầm nhìn cận cảnh mờ dẫn đến loạn thị

🔷 Tiền sử bạn đã từng trải qua một số loại phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Astimatism-2910

Trẻ em và người lớn là hai đối tượng dễ mắc tật Astimatism (Loạn thị)

4️⃣ Các triệu chứng thường gặp của người bị loạn thị

Ở mỗi người, các triệu chứng của loạn thị có thể không giống. Ở một số người, tật loạn thị không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Trên thực tế, tật loạn thị bao gồm các triệu chứng cơ bản sau đây:

🔷 Tầm nhìn mờ, méo hoặc mờ ở mọi khoảng cách (lên gần và xa)

🔷 Khó nhìn vào ban đêm

🔷 Cảm thấy mỏi mắt, đau đầu, kích ứng mắt và hay nheo mắt

Để biết rõ nguyên nhân xảy ra các hiện tượng trên, bạn nên đến khám trực tiếp tại các bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm. Bởi vì ngoài tật loạn thị ra, các triệu chứng trên có thể là hồi chuông lớn của những vấn đề sức khỏe thị lực tiềm ẩn khác.

Astimatism-2910

Ở một số người, tật loạn thị không hề có bất kỳ triệu chứng nào

5️⃣ Tham khảo 2 phương pháp điều trị loạn thị

Kính gọng truyền thống hoặc kính áp tròng đều có thể điều chỉnh hầu hết tất cả các trường hợp loạn thị. Nếu bạn chỉ bị loạn thị nhẹ và không có các vấn đề về thị lực khác thì bạn có thể không cần đến chúng.

Trên thực tế sẽ có 2 phương pháp điều trị cho các mức độ loạn thị phổ biến:

Astimatism-2910

Kính gọng truyền thống hoặc kính áp tròng đều có thể điều chỉnh hầu hết tất cả các trường hợp loạn thị

🔰 Thấu kính điều chỉnh

Người mắc tật loạn thị có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng có độ. Nếu bạn bị loạn thị, bác sĩ có thể sẽ kê một loại kính áp tròng mềm đặc biệt. Chúng có tác dụng bẻ cong ánh sáng, điều chỉnh thị lực. 

Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể chọn kính áp tròng cứng thấm khí cho một thủ thuật gọi là chỉnh hình. Bạn đeo kính áp tròng cứng trong khi ngủ sẽ giúp định hình lại giác mạc. Bạn cần duy trì đeo tròng kính để giữ hình dạng mới này nhưng không cần phải đeo chúng thường xuyên.

🔰 Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật laser cũng là một trong những biện pháp thay đổi hình dạng giác mạc của bạn. Các loại phẫu thuật khúc xạ loạn thị bạn có thể tham khảo, bao gồm: LASIK và PRK. 

Để thực hiện phẫu thuật loạn thị bằng hình thức trên, bạn cần có một đôi mắt khỏe mạnh, không có bất kỳ vấn đề nào về võng mạc hoặc sẹo giác mạc.

6️⃣ Loạn thị ở trẻ em – Hồi chuông cảnh tỉnh cho người lớn

Theo thống kê, có nhiều trẻ sơ sinh bị loạn thị và thường biến mất trước năm tuổi đầu tiên của chúng. Để sớm phát hiện những tật khúc xạ mắt của trẻ, bạn cần đưa trẻ từ 6 tháng tuổi khám mắt theo định kỳ 6 tháng/ lần. 

Đây là biện pháp khôn ngoan của bậc phụ huynh, giúp con trẻ tránh được những biến chứng có thể gặp phải về sau. Từ đó, môi trường học tập, trải nghiệm của trẻ cũng trở nên thoải mái, dễ dàng tiếp thu.

loan-thi

Để sớm phát hiện những tật khúc xạ, bạn cần đưa trẻ khám mắt theo định kỳ 6 tháng/ lần

Astimatism: Loạn thị tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay tính mạng người mắc phải. Thế nhưng, tật khúc xạ mắt này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống, học tập, làm việc, vui chơi… Do đó, khi phát hiện tật loạn thị, bạn nên đến ngay cơ sở, cửa hàng uy tín để được đo khám mắt chuẩn độ và cắt kính phù hợp.

Trà My

Bài viết liên quan