Kiến thức sức khỏe, Tin tức & sự kiện

Kính hai tròng là gì? So sánh kính hai tròng với kính đa tròng

Kính hai tròng, có thể gọi là kính đọc sách, là vật dụng dùng khi người già đọc, sách báo. Có thể hiểu một cách đơn giản, kính hai tròng là loại kính phóng to các chi tiết nhỏ. Tròng kính cũng có một vùng để giúp mắt nhìn xa tốt hơn.

Kính hai tròng là gì?

Rất nhiều người khi đến độ tuổi 40 nhận thấy mắt bắt đầu kém đi. Khi đọc chữ nhỏ như sách báo đều cảm thấy chữ bị mờ, không nhìn rõ các chi tiết nhỏ. Đó là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người mà biểu hiện là lão hóa mắt. Mắt nhìn hình ảnh, chi tiết nhỏ không rõ, mờ đi nhiều.

Lúc này, mọi người thường lựa chọn kính lão cho mắt. Khi đọc sách hay cần nhìn chữ nhỏ thì đeo kính để nhìn được tốt hơn. Tuy nhiên vấn đề là nếu người đó bị cận thì làm sao? Đó là khi phải sử dụng kính cận để nhìn xa và kính lão để đọc sách. Như vậy phải sử dụng hai cặp kính rất bất tiện.

Kính 2 tròng ra đời để giúp cho người bị cận lớn tuổi có thể sử dụng một cặp kính cho cả hai.

Kính 2 tròng, hay còn gọi là kính lưỡng tiêu, kính 2 tầm nhìn. Đây là loại tròng kính thiết kế với quang tâm dưa lại 2 vùng nhìn với công suất khác nhau, có tiêu điểm nhìn 1 gần và 1 xa.

Tròng kính có thiết kế rõ ràng thành hai phần riêng biệt. Phần trên là phần nhìn xa (hay còn gọi là phần đi đường). Phần dưới là phần nhìn gần (hay còn gọi là phần đọc sách).

Chỉ cần sử dụng một cặp kính này là có thể nhìn được ở cả khoảng cách gần và xa. Như vậy, người lớn tuổi chỉ cần đeo một cặp kính, tiện hơn trước nhiều.

Kính hai tròng là gì?

Kính hai tròng là gì?

Có nên làm kính hai tròng?

Đây là loại kính người bị cận lớn tuổi thường dùng khi muốn đọc sách. Kính này có thể khắc phục được nhược điểm của kính đơn tiêu. Có thể sử dụng một cặp kính cho cả hai tầm nhìn xa và gần, dễ thích ứng. Hầu hết người lớn tuổi ở thế hệ trước đều sử dụng kính này.

Tuy nhiên, kính 2 tròng có nhược điểm là có đường phân chia khá lớn. Do đó, có hiện tượng gẫy khúc ở nơi chuyển tiếp, hình ảnh không được liền mạch. Người đeo kính hai tròng cũng không nhìn được tầm trung gian. Nửa dưới làm tròng kính lão nhìn gần. Kính này thường xuyên bị tụt xuống sống mũi. Hơn nữa, đeo kính 2 tròng rất dễ nhận thấy, tính thẩm mỹ không cao. Do đó, ngày nay kính 2 tròng cũng không được ưa chuộng nữa.

Người lớn tuổi nên đeo kính nào?

Người lớn tuổi nên đeo kính nào?

Lựa chọn mắt kính cho người bị lão thị

Khi đến tuổi, việc đeo kính mắt để nhìn chữ nhỏ trở nên bình thường hơn. Đến khoảng tầm 40 tuổi, nam hay nữ cũng cần cặp kính để đọc sách báo, nhìn điện thoại. Đây là một biểu hiện rõ ràng của quá trình lão hóa. Do đó, chỉ cần sử dụng kính mắt hỗ trợ để nhìn rõ mà thôi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người e ngại việc đeo kính lão cho mắt. Cảm thấy tự ti vì tuổi tác, thị lực kém, mất thẩm mỹ,…

Ngày nay, một cặp kính dành cho người lớn tuổi rất ưu việt, có thể khắc phục mọi nhược điểm của những cặp kính lão cũ, đó là mắt kính đa tròng. Kính đa tròng là sản phẩm đặc biệt, ưu việt nhất cho người lớn tuổi bị cận. Kính đa tròng với đường phân chia vùng nhìn rất mảnh, đa dạng các tầm nhìn. Mắt có thể sử dụng một cặp kính duy nhất mà nhìn được cả vùng xa, gần hay trung gian dễ dàng. Mắt kính đa tròng thích hợp cho người lớn tuổi, kể cả người đam mê thời trang. Kính được thiết kế đẹp mắt, sang trọng và thời thượng. Tròng kính mỏng đẹp, khi người ngoài nhìn vào sẽ không biết được đây là kính lão. Như vậy, người đeo kính cũng tự tin hơn.

Mắt kính đa tròng ngày nay đang ngày càng được nhiều người lớn tuổi lựa chọn. Nó có thể khắc phục các nhược điểm của kính 2 tròng, do đó càng được yêu thích. Lựa chọn kính đa tròng với Mắt kính Titan để nhận được nhiều ưu đãi.

Anh Như

Bài viết liên quan

4 Bình luận

  1. Luân viết:

    Hiệu essilor Kính lão hai tròng. Giá bao nhiêu

    1. Chào Anh Luân. Anh Luân hiện đang dùng kính lão hai tròng hay sao ạ?

  2. Đặng Sơn viết:

    Cận 9 độ có làm kính đa tròng được không, thương hiệu đa tròng nào tốt.

    1. Dạ, Mắt kính Titan chào anh Sơn, Anh vui lòng kiểm tra tin nhắn Zalo có chuyên môn hỗ trợ mình ạ.

Bình luận đã đóng.