Để khuôn mặt toát ra nét đặc trưng, cá tính riêng thì việc lựa chọn gọng kính là điều đáng được bạn quan tâm. Vậy bạn đã biết cách lựa chọn gọng phù hợp với khuôn mặt mình chưa? Thị trường gọng kính có giá cả như thế nào? Tại sao gọng kính cận lại đắt và rẻ xen lẫn với nhiều mức giá khác nhau?
1️⃣ Phân loại gọng kính cận lý giải tại sao gọng kính cận lại đắt
Có 2 cách phân dạng gọng kính cận phổ biến.
🔰 Phân loại theo chất liệu
🔹 Gọng kim loại
🔅 Ưu điểm
Gọng kính kim loại khá mỏng, bền, sang trọng, phù hợp với nhiều khuôn mặt, mẫu mã đa dạng, tinh tế và thời trang.
🔅 Nhược điểm
Trọng lượng kính nặng hơn gọng nhựa và dễ bị ăn mòn theo thời gian.
Cũng vì nhược điểm dễ bị ăn mòn này mà các nhà sản xuất đã chế tạo ra gọng kính với các hợp kim.
🔷 Titanium
Titanium là vật liệu khung kim loại cao cấp và phổ biến. Không những bền bỉ, tính đàn hồi cao và cực nhẹ thì titanium còn còn có đặc tính chống gỉ, không gây dị ứng. Chính vì thế, titanium thường có giá đắt hơn các kim loại khác.
🔷 Beryllium
Beryllium là kim loại có màu thép xám, nhẹ, khó bị ăn mòn, mờ xỉn, đa dạng màu sắc và dễ dàng điều chỉnh. Đặc biệt, Beryllium có giá thành thấp hơn Titanium nên thường được sử dụng cho các sản phẩm bình dân.
Gọng kính làm bằng Beryllium là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người làn da nồng độ Acid cao hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước biển.
🔷 Stainless Steel
Stainless Steel là một dạng thép không gỉ sét. Đặc điểm vật liệu Stainless Steel là nhẹ, cứng cáp và có nồng độ độc tố thấp. Chất liệu này được sử dụng khá nhiều trên thị trường do giá thành phải chăng.
Để giải quyết các vấn đề chống ăn mòn, trầy xước, các nhà sản xuất có thể trộn thêm một số hợp chất khác.
🔷 Flexon
Flexon là hợp kim của Titanium. Vật liệu này được sử dụng rộng rãi bởi đặc tính nhẹ, không gây dị ứng và khó bị ăn mòn. Với tính đàn hồi rất cao, gọng kính làm bằng Flexon có thể trở lại hình dáng ban đầu nếu được bẻ dẻo hay uốn cong.
🔷 Aluminum (Nhôm)
Gọng kính làm từ nhôm có đặc tính nhẹ, không bị ăn mòn, độ mềm dẻo cao. Với lợi thế này, Aluminum được ứng dụng để chế tạo những kiểu dáng độc đáo, bắt mắt.
Để tăng thêm độ cứng cáp, bền bỉ, Nhôm thường được trộn thêm với một lượng nhỏ Silicon và Sắt.
🔷 Beta Titanium
Beta Titanium là dạng hợp kim của Titanium. Gọng kính được cấu tạo từ chất liệu này nhẹ hơn cả Titanium nguyên chất, khó gỉ và ít gây dị ứng da.
🔹 Gọng kính nhựa
🔅 Ưu điểm
Gọng kính nhựa có chi phí rẻ, trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn theo thời gian, đa dạng mẫu mã, màu sắc.
🔅 Nhược điểm
Kính nhựa phản ứng mạnh với nhiệt lượng mặt trời nên rất giòn và dễ gãy.
Gọng kính nhựa xuất hiện trên thị trường vào năm 1940. Đến nay, kính nhựa đã được sử dụng khá phổ biến với nhiều chất liệu khác nhau.
🔷 Nhựa ZYL
Đặc tính của nhựa ZYL này là nhẹ, giá rẻ, dễ tráng các lớp màu sắc bắt mắt, rực rỡ. Do đó, nhựa ZYL được ứng dụng phổ biến trong việc chế tạo kính nữ.
🔷 Nhựa Acetate
Gọng kính làm bằng nhựa Acetate có độ đàn hồi tốt, nhẹ, không bị ăn mòn, màu đẹp hoặc nổi hoa văn như đá cẩm thạch. Nhựa Acetate thường được sử dụng cho các dòng kính cao cấp.
🔷 Nhựa TR90
Nhựa TR90 thường được sản xuất theo công nghệ Thụy Sĩ. Kính có đặc tính nhẹ hơn 50% so với các chất liệu thông thường, mang tính đàn hồi cao, bền, đa dạng mẫu mã, màu sắc.
🔷 Nhựa Injection
Injection là vật liệu khá mới, có trọng lượng tương đối nhẹ, màu sắc tươi sáng. Tuy giá thành rẻ nhưng Injection có nhược điểm khá giòn, dễ gãy, không thể chỉnh sửa vì là nhựa đổ khuôn, có hình dáng cố định.
🔷 Nhựa Ultem
Có độ bền và độ cứng cơ học cao, có đầy đủ các đặc tính nhiệt học, kỹ thuật và hóa học giúp gọng kính có vòng đời lâu hơn kính làm từ các loại chất liệu nhựa khác.
Nhựa Optyl
Hiện nay, Nhựa Optyl được sản xuất và sử dụng độc quyền bởi Safilo Group Ý. Nhựa Optyl nhiệt rắn, độ bền, độ đàn hồi cao hơn so với nhựa dẻo thông thường. Kính được làm từ nhựa Optyl dễ dàng điều chỉnh phù hợp khuôn mặt người dùng.
🔰 Phân loại theo kiểu dáng lý giải tại sao gọng kính cận lại đắt
🔷 Kính có gọng (Kính nguyên khung)
Gọng kính nguyên khung bao phủ hoàn toàn xung quanh viền tròng kính. Viền kính nguyên khung dày, mỏng tùy theo từng thiết kế.
🔷 Kính nửa gọng
Kính nửa gọng hay còn gọi là kính nửa khung. Kính có viền nửa trên, tạo được sự sang trọng, đầy cá tính. Gọng kính nửa gọng thường được làm chủ yếu bằng khung kim loại.
🔷 Kính không viền
Kính không viền hay còn gọi là kính không gọng. Đây là dạng kính khá đặc biệt, thông thoáng cả phần trên và dưới gọng kính. Hai tròng kính được kết nối với nhau bởi ốc vít chứ không phải như kính nguyên khung.
Để đảm bảo độ bền, tròng kính phải được cấu tạo bằng vật liệu siêu cứng.
2️⃣ Giá cả gọng kính thị trường Việt và tại sao gọng kính cận lại đắt
Giá gọng kính cận tại thị trường Việt Nam dao động khá lớn. Có sản phẩm chỉ vài chục, vài trăm nghìn đồng nhưng cũng có sản phẩm lên tới hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng…
🔰 Tại sao gọng kính cận lại đắt hoặc rẻ?
Sở dĩ gọng kính xuất hiện sự chênh lệch về giá cả là do xuất phát từ nhiều yếu tố sau:
🔷 Thương hiệu
Sản phẩm thuộc thương hiệu lớn có giá thành cao hơn sản phẩm của các đơn vị nhỏ không danh tiếng.
🔷 Mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu
Gọng kính có kiểu dáng, màu sắc đẹp, bắt mắt sẽ có mức chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, gọng kính có chất liệu nhẹ, bền, cứng cáp như kim loại sẽ có giá thành cao hơn gọng kính nhựa thông thường.
Tùy thuộc vào sở thích, gu thẩm mỹ, thói quen tiêu dùng cũng như xem xét khả năng tài chính của bản thân mà mỗi người sẽ chọn cho mình loại gọng kính phù hợp.
Tại sao gọng kính cận lại đắt hoặc rẻ là tùy thuộc vào chính những quyết định lựa chọn của bạn. Thay vì phân vân lựa chọn sản phẩm nào, bạn nên cân nhắc những tiêu chí trên để sở hữu phụ kiện như ý.
3️⃣ Cách chọn gọng kính cận phù hợp với khuôn mặt
Để không mất thời gian chọn lựa gọng kính cận, tốt nhất bạn nên thực hiện những bước nhỏ sau đây để sở hữu chiếc gọng đáng đồng tiền.
🔰 Xác định hình dáng khuôn mặt
Khuôn mặt được chia thành 6 hình dáng cơ bản:
🔅 Tròn: Chiều dài và rộng gần bằng nhau, trán tròn và cân đối, góc hàm bo tròn
🔅 Vuông: Chiều dài và rộng gần bằng nhau, trán vuông rộng, hàm góc cạnh
🔅 Kim cương: Xương gò má nổi bật, trán hẹp, hàm góc cạnh
🔅 Trái tim: Xương gò má nổi bật, trán rộng, cằm hẹp
🔅 Trái lê: Xương gò má kém nổi bật, trán hẹp, xương hàm rộng
🔅 Trái xoan: Đường nét cân đối, cằm tròn, hàm hơi cong hẹp so với trán
🔰 Chọn gọng kính cận phù hợp với hình dáng khuôn mặt
Tùy vào hình dáng khuôn mặt sẽ có các kiểu dáng gọng kính phù hợp tương ứng.
🔅 Mặt tròn: Gọng kính chữ nhật, vuông, tròn
🔅 Mặt vuông: Gọng kính browline, bầu dục, chữ nhật, tròn, mắt mèo
🔅 Mặt kim cương: Gọng kính bầu dục, tròn, browline, mắt mèo
🔅 Mặt trái tim: Gọng kính chữ nhật, tròn, đa giác
🔅 Mặt trái lê: Gọng kính Browline, bầu dục
🔅 Mặt trái xoan: Gọng kính chữ nhật, vuông, Browline
Bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn lý giải tại sao gọng kính cận lại đắt và lựa chọn được gọng kính cận phù hợp cho mình. Chắc chắn, chiếc gọng kính ưng ý, hợp thời trang sẽ góp phần giúp bạn tự tin, tỏa sáng hơn.
Mặc dù nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi người là khác nhau nhưng mục đích chính cũng chỉ để bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe. Vậy nên, bạn đừng chỉ mải mê chọn kính mà quên đi nhiệm vụ khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
Trà My