Khi Nào Thì Nên Thay Kính Cận Mới Bạn Đã Biết Chưa? Kính cận đóng vai trò quan trọng đối với người bị cận thị. Tuy nhiên theo thống kê của Mắt Kính Titan thì có 80% người sử dụng kính cận vẫn chưa biết dùng đúng cách.
Trong đó tình trạng sử dụng kính cũ đã bị trầy xước, đã bị tăng độ cận nhưng vẫn sử dụng kính cũ rất nhiều. Việc sử dụng kính cận đã cũ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của đôi mắt. Vậy bao lâu thì nên thay kính cận mới? Đây cũng chính là câu hỏi của đông đảo khách hàng tại Mắt Kính Titan.
Trả lời câu hỏi: “Khi nào thì nên thay kính cận mới?”
Kính cận chỉ phát huy tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Và theo các chuyên gia về mắt thì chỉ nên sử dụng một cặp tròng kính trong vòng 6 tháng. Sau thời hạn này người bị cận nên đi khám lại mắt. Nên thay cặp tròng kính mới để bảo vệ mắt cận một cách tốt nhất. Sau đây Mắt kính Titan sẽ đưa ra những trường hợp cần thay tròng kính “ khẩn cấp”.
Thay kính khi tròng kính bị trầy xước nhiều và mờ
Một số người bị cận vẫn sử dụng kính bị trầy xước. Những vết xước trên tròng kính gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của mắt. Khi trời mưa khiến nước mưa bị đọng trên tròng kính. Nó không thể trôi đi nên kính bị mờ. Chính vì vậy nên thay kính khi tròng kính xuất hiện nhiều vết trầy xước là thực sự cần thiết.
Khi đã lau thật sạch mắt kính mà nhìn vẫn bị mờ… Bạn thử soi lên ánh đèn xem, những vết xước chằng chịt là nguyên nhân cản trở tầm nhìn. Thông thường trong quá trình sản xuất tròng kính, người ta sẽ phủ lên bề mặt tròng kính các lớp bảo vệ mắt như: Chống tia UV, chống lóa, chống bám dính, chống tích điện, chống vỡ, chống xước…
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, những lớp phủ này bị bào mòn bởi những yếu tố khách quan tác động vào, dẫn đến bề mặt tròng kính không còn được láng mịn và trong suốt như ban đầu. dù tròng kính có đắt giá đến đâu cũng không thể tránh khỏi, vấn đề là bạn sử dụng và bảo quản chúng như thế nào thôi. Thị giác thoải mái khi và chỉ khi được nhìn qua một thấu kính trong suốt.
Thay kính mới khi mắt có dấu hiệu bị tăng độ cận
Khi bị tăng độ cận thì người bị cận sẽ cảm thấy nhìn mờ hơn. Trong khi đó một số trường hợp người bị cận vẫn giữ tình trạng này. Cho tới khi mắt khó nhìn mời tới gặp bác sĩ. Bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và thay tròng kính mới ngay mắt có dấu hiệu nhìn mờ, không rõ.
Nheo mắt cũng như nhìn qua kính lỗ giúp làm giảm hẹp vòng tròn khuếch tán trên võng mạc. Đồng thời giúp cho mắt nhìn rõ hơn, nhưng nếu bạn nheo mắt liên tục trong thời gian dài mới có thể nhìn được có nghĩa tầm nhìn của bạn đang bị hạn chế và chiếc kính bạn đang đeo có vấn đề.
Khi nào thì nên thay kính cận mới – khi thấy quầng sáng, buồn nôn
Khi đôi mắt của bạn không thể tập trung ánh sáng vào võng mạc, ánh sáng có thể trở nên rải rác. Kết quả là bạn có thể thấy các quầng sáng nhiều màu sắc khi nhìn vào nguồn sáng.
Bình thường hai mắt tạo ra hai hình ảnh, và bộ não sẽ ghép hai hình ảnh đó lại với nhau để cho ra một hình ảnh liền mạch, sống động, chân thực và có chiều sâu. Nhưng nếu một mắt có thị lực kém, hình ảnh ở mắt đó sẽ nhòe đi có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, hoặc đôi khi nhìn một thành hai. cần phải điều chỉnh số kính phù hợp.
Tuy nhiên triệu chứng này cũng không loại trừ khả năng bạn đang mắc một số bệnh lý về mắt như Glucom cũng có biểu hiện tương tự. Để chẩn đoán chính xác Glocom cần phải khám rất tỉ mỉ, còn dựa vào các biểu hiện khác như: đau nhức đầu và mắt, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, thăm khám thấy nhãn áp có thể tăng hoặc không, cương tụ rìa, đồng tử co méo, tiền phòng nông thủy dịch đục…bệnh này nếu phát hiện muộn có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Thay kính mới và khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần
Sáu tháng là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thay tròng kính cận mới. Vì vậy nếu tròng kính của bạn đã sử dụng được 6 tháng thì cũng nên thay tròng kính mới để bảo vệ mắt cận tốt hơn.
Thông thường, mỗi năm nên đi khám mắt ít nhất một lần. Và theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, những người bị cận thị, loạn thị hay viễn thị, tốt nhất nên đi khám mắt 6 tháng /1 lần. Nếu bạn chủ quan, để từ 2-3 năm mới đi khám, nguy cơ bị các vấn đề về mắt sẽ rất cao. Lúc ấy sẽ rất khó khăn để điều chỉnh cũng như cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Xem thêm: Chăm Sóc Sức Khỏe Đôi Mắt Đúng Cách – Bạn Đã Biết Chưa
Phùng Huy Hòa