Kiến thức sức khỏe

Những mối nguy hại không ngờ khi bị cận thị không đeo kính

Có nhiều cách để điều trị tật cận thị cho mắt. Trong đó đeo kính là một lựa chọn phổ biến hơn cả. Người ta đeo kính để giữ thị lực ổn định, tiết kiệm chi phí và phù hợp với hầu hết mọi người. Việc bị cận thị không đeo kính còn có thể mang đến những hệ quả xấu.

Bị cận mấy độ thì nên đeo kính?

Mức độ cận thị khác nhau được xác định bằng độ diop đo được của mắt. Thông thường khi có các dấu hiệu mắt kém, nhìn mờ, không rõ, chúng ta sẽ đo mắt. Các thiết bị đo mắt hiện đại có thể xác định chính xác nhất độ cận của mắt.

Mức độ cận thể hiện qua số độ diop. Trường hợp mắt cận từ 0.25-3 độ diop được coi là cận thị nhẹ. Mắt cận thị từ 3.25-6 độ diop là cận vừa. Mắt cận trên 6.25 độ diop là cận thị nặng. Độ cận thị cao nhất chưa xác định được, có trường hợp cận nặng đến 20 độ, 22 độ.

Khi bị cận thị, thấu kính cận sẽ hỗ trợ tốt nhất để khúc xạ ánh sáng đúng vào vị trí võng mạc. Như vậy có thể giúp mắt nhìn thấy được tốt nhất, thấu kính hỗ trợ thị lực nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.

Độ cận càng cao thì khoảng cách nhìn được của mắt càng hạn chế, nhưng tầm nhìn cũng phụ thuộc vào sức khỏe mắt. Có người bị cận 1 độ diop, nhìn được khoảng cách 2m bình thường. Hơn nữa công việc không yêu cầu nhìn xa nhiều thì cận thị không đeo kính cũng không sao. Nhưng với các đối tượng khác, đặc biệt là sinh viên, có khi cận 1 độ nhưng khoảng cách nhìn được ngắn, không nhìn rõ chữ trên bảng. Như vậy không được, cần đeo kính để không làm ảnh hưởng đến việc học tập.

Mức độ cận thị khác nhau được xác định bằng độ diop đo được của mắt

Mức độ cận thị khác nhau được xác định bằng độ diop đo được của mắt

Bị cận thị không đeo kính thì sao?

Nếu học sinh bị cận nhưng không đeo kính có thể dẫn đến nhìn bài giảng của thầy cô không chính xác, viết sai, dẫn đến kết quả kém. Do đó, cũng có thể tùy thuộc vào nhu cầu xác định có đeo kính hay không. Nếu không yêu cầu nhìn xa nhiều thì không cần đeo kính, chỉ cần không ảnh hưởng đến công việc, học tập là được.

Người bị cận nhẹ 2-3 độ có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, như chạy xe trên đường để đảm bảo an toàn. Còn bình thường có thể không cần đeo kính.

Tuy nhiên với những độ cận cao hơn thì nên duy trì đeo kính thường xuyên. Khi mắt bị cận nặng, lúc này, mắt phải điều tiết nhiều hơn để cố gắng đưa ánh sáng hội tụ đúng võng mạc. Việc điều tiết nhiều và kéo dài dễ khiến mắt mệt mỏi, hoạt động cường độ cao cũng khiến độ cận tăng lên. Nếu để mắt cận thị không đeo kính trong một thời gian dài dễ dẫn đến nhược thị. Lúc này, thị lực suy giảm nghiêm trọng và dễ mắc các bệnh về mắt nghiêm trọng khác.

Người bị cận nhẹ 2-3 độ có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, như chạy xe trên đường để đảm bảo an toàn

Người bị cận nhẹ 2-3 độ có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, như chạy xe trên đường để đảm bảo an toàn

Lưu ý gì cho kính cận?

Luôn đeo kính cận đúng chính xác với độ cận của mình. Điều này cũng yêu cầu người bị cận phải đi khám mắt thường xuyên để đảm bảo kính đúng độ. Khi xảy ra các vấn đề đeo kính nhưng nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe thì cần thay kính ngay.

Không thức quá khuya, nhất là làm việc với máy tính nhiều. Buổi tối thiếu ánh sáng, nếu làm việc với máy tính hay điện thoại nhiều, mắt phải điều tiết nhiều hơn.

Luôn giữ đúng tư thế, khoảng cách sử dụng với máy tính khi làm việc.

Cũng không nên đeo kính liên tục suốt cả ngày dài. Khi không cần thiết, có thể bỏ kính ra cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Thực hiện những động tác massage đơn giản cho mắt để mắt được dễ chịu hơn.

Khi không cần thiết, bạn có thể bỏ kính ra cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn

Khi không cần thiết, bạn có thể bỏ kính ra cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn

Cần xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức, đôi mắt của bạn sẽ không chịu nổi, dẫn đến tình trạng khô mắt, mỏi mắt,…

Anh Như

Bài viết liên quan