Kiến thức sức khỏe

Hướng dẫn cách đọc đơn kính khi đo khám kính cận

Đo khám kính cận nên được thực hiện định kỳ hoặc ngay khi phát hiện mắt gặp khó khăn khi nhìn gần. Sau khi thăm khám, các bạn sẽ được bác sĩ hoặc chuyên viên khúc xạ đưa đơn kính thuốc. Và lúc này, xuất hiện vấn đề rồi đây! Nội dung trên đơn kính khiến không ít người bối rối. Bởi vì họ chẳng hiểu nội dung, nhất là với những ai mới lần đầu cắt kính.

Đừng lo lắng! Chỉ cần xem xong bài viết dưới đây là mọi đơn kính đều không làm khó bạn. Xem ngay nhé!

do-kham-kinh-can

Đo khám kính cận nên được thực hiện định kỳ hoặc ngay khi phát hiện mắt gặp khó khăn khi nhìn gần

Vì sao nên khám mắt và đo khám kính cận thường xuyên?

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng chữ “thường xuyên” này không phải mỗi ngày, mỗi tuần đều cần đo khám mắt. Theo các chuyên gia nhãn khoa, ngay cả khi có thị lực tốt thì khám mắt cũng là cần thiết. Riêng với những ai bị cận nên đo mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

Quả thật, với những người bận rộn hoặc ở xa… Nhiều khi nhận thấy mắt kính cận “có vấn đề” thì họ cũng ngần ngại chưa muốn đi đo mắt. Việc này rất nguy hiểm bởi dấu hiệu bất ổn dù nhỏ cũng cảnh báo nguy cơ mắt bị bệnh. Một số bệnh lý có thể phát hiện thông qua việc tầm soát. Nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và đúng hướng, tỷ lệ khỏi bệnh cao và rút ngắn thời gian điều trị. Ngược lại, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe người bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể khiến mắt mất thị lực hoàn toàn.

Đối với những người bị cận thị, độ cận dễ tăng nhanh nếu không được chăm sóc đúng cách. Lúc này, chiếc kính cận đang dùng đã không còn phù hợp và phải đổi kính cận mới. Nếu chậm trễ, dùng kính không đúng độ sẽ khiến mắt cận nặng hơn, tăng nguy cơ bị nhược thị. Hiện tại, đo khám kính cận được thực hiện tại các tiệm kính, bệnh viện và phòng khám nhãn khoa. Để khám chuyên sâu, tốt nhất nên đến bệnh viện. Riêng với những ai muốn đo kính cận thì có thể chọn tiệm kính để tiết kiệm thời gian.

do-kham-kinh-can-dinh-ky

Với những ai bị cận nên đo mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần

Các ký hiệu thường dùng trong đơn kính thuốc

Quy trình đo khám kính cận sẽ sử dụng: bảng đo mắt cận thịmáy đo mắt cận thị. Thế nên, các bạn không thể chọn cách đo mắt cận tại nhà vì không cho kết quả chính xác.

Sau khi kết thúc đo mắt cận bằng máy và dùng kính thử để kiểm tra lại lần nữa… Bác sĩ hoặc chuyên viên khúc xạ sẽ ghi lại kết quả và đưa cho người khám. Về cơ bản, đây là đơn kính thuốc để tiệm kính dựa vào đó cắt kính cận đúng độ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu đơn kính thuốc của mình để kiểm soát độ cận của bản thân.

Dưới đây là một vài ký hiệu thường gặp xem đơn kính thuốc:

  • R (Right – Mắt phải) và L (Left – Mắt trái)
  • SPH (Sphere) là số đo của tròng kính. Nếu dấu – là cận thị và dấu + là viễn thị.
  • CYL (Cylinder) là số đo loạn thị. Nếu mắt kèm độ loạn sẽ ghi số, không ghi thì không có loạn thị.
  • AXE ( Axis ) là trục của loạn thị. Trục loạn thị được đo từ 1 đến 180 số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt và số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt.
  • ADD có giá trị khoảng 0.75 đến 3.00. Đây là độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và nhìn gần. Khi bị viễn thị do tuổi tác, khả năng điều tiết của mắt ở các cự ly nhìn xa và nhìn gần sẽ khác nhau. Vậy nên sẽ cần đến những loại độ khác nhau để dành cho mục đích nhìn khác nhau.
  • PD là khoảng cách đồng tử đơn vị tính mm. Đây là số đo khoảng cách đồng tử từ mắt phải đến mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng tự nhiên.
do-mat-can-bang-may

Quy trình đo khám kính cận sẽ sử dụng: bảng đo mắt cận thị và máy đo mắt cận thị

Hướng dẫn cách đọc đơn kính thuốc khi đo khám kính cận

Ví dụ 1 đơn kính có nội dung như sau:

MP  + 1.00 (- 1.25 x 80 )  ADD + 2.00 PD : 32

MT  – 1.00 (- 1.50 x 120 )  ADD + 2.00 PD : 32

Đơn thuốc này được hiểu là:

Mắt phải (R) [Độ Viễn Thị là +1.00 Diops] –  [Độ Loạn Thị là -1.25] – [Trục của loạn thị là 80 °] –  [Độ tăng thêm khi nhìn gần là +2.00].

Mắt trái (L) [Độ Cận Thị là -1.00 Diops] – [Độ Loạn Thị là -1.50] – [Trục của loạn thị là 120°] – [Độ tăng thêm khi nhìn gần là + 200].

Khoảng cách đồng tử nhìn gần là 32 + 32 = 64mm ( PD = 68mm là khoảng cách đồng tử nhìn xa).

cach-doc-don-kinh-thuoc

Liên hệ với Titan để được hướng dẫn: cách đọc đơn kính thuốc, đo mắt miễn phí, tư vấn kính cận…

Trên đây là những thông tin chia sẻ vềHướng dẫn cách đọc đơn kính khi đo khám kính cận. Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ, cần được tư vấn thêm về: đo mắt cận giá bao nhiêu? Hay đo kính cận như thế nào? Bạn có thể liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn ZaloFanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, miễn phí đo thị lực và tư vấn kính mắt… Liên hệ với Titan để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Phong Linh

Bài viết liên quan