Tin tức & sự kiện

Mối nguy hiểm rình rập khi cận thị nặng – Cách nhận biết và điều trị cận thị cao

Mối nguy hiểm rình rập cho những người cận thị nặng và cách điều trị.

Những biến chứng về đáy mắt luôn rình rập khiến những người cận thị độ nặng nhất có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Người có độ cận thị cao (trên 6 đi ốp) không chỉ gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

nhan-biet-can-thi-nang

Người cận thị nặng luôn gặp bất tiện trong cuộc sống

1. Dấu hiệu nhận biết bạn bị cận thị nặng:

Làm thế nào để có thể nhận biết mình bị cận thị độ cao? Sau đây là kết quả phân tích một vài dấu hiệu cho thấy mắt bị cận thị năng như:

– Luôn gặp tình trạng nhức mắt, mỏi mắt khi đeo hoặc không đeo kính. Chảy nước mắt khi đọc sách hay làm việc, nhìn vào một vật gì đấy.
– Hay có thói quen dụi mắt thường xuyên
– Khi quan sát một vật nào đấy đầu hay nghiêng về một bên
– Có thói quen tiến lại sát vật muốn nhìn
– Sợ ánh sáng
– Nếu tình trạng nặng mắt bị nhòe, người mệt mỏi luôn có cảm giác buồn ngủ.

Đây là các dấu hiệu nhận biết mắt cận thị độ cao, tùy mỗi người mà sẽ gặp từ 2 đến 3 biến chứng nêu trên.

2. Biến chứng của người cận thị nặng:

a. Bong võng mạc vì biến chứng của cận thị cao

Nguyễn Hoài Nam (ờ Hà Đông, Hà Nội), sinh viên năm cuối Đại học Y Hà Nội bị cận thị phải đeo kính từ thời cấp 2. Hiện tại, hai mắt của Nam bị cận rất nặng lên tới 10 đi ốp, khiến mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào cặp kính.

Trong khi đó, công việc nghề y đòi hỏi mắt phải hoạt động rất nhiều nên Nam quyết định lựa chọn phẫu thuật để điều trị dứt điểm cận thị.

Tuy nhiên, khi khám chuyên sâu trước phẫu thuật, Nam bất ngờ khi bác sĩ kết luận vì cận thị cao nên mắt của Nam đã có biến chứng ở đáy mắt. Cụ thể, mắt trái đã bị bong võng mạc, thị lực gần như mất hoàn toàn (đếm ngón tay chỉ nhìn được ở khoảng cách nửa mét), mắt phải may mắn vẫn bình thường.

Cận thị là tật khúc xạ ở mắt làm hạn chế thị lực người bị, chỉ nhìn được vật ở gần còn vật ở xa nhìn không rõ bị nhòe. Và hiện nay cận thị đang là căn bệnh phổ biến ở mắt gặp phải ở mọi đối tượng.

Nếu cận thị không có giải pháp điều trị và bảo vệ mắt lâu dần dẫn đến hiện tượng cận thị năng gây ra nhiều biến chứng xấu cho mắt.

bien-chung-can-thi-nang

Hãy bảo vệ đôi mắt xinh đẹp của bản thân

b. Lưu ý vàng khi mắc cận thị cao

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND – cũng cho hay cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng gia tăng trong bối cảnh hiện đại. Tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam chiếm khoảng từ 15-40% dân số, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao.

“Khi phát hiện có những tổn thương ở đáy mắt, người bị cận thị cao cần tăng tần suất khám mắt định kỳ (khoảng 3 tháng/lần). Ngoài ra,  những người có độ cận từ 10-15 đi ốp cần hạn chế tối đa vận động mạnh, không chơi những môn thể thao đòi hỏi dùng sức nhiều như bóng đá, bóng rổ, chạy hay các môn thể thao đối kháng”, bác sĩ Dũng khuyến nghị.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân cận thị cao nói chung và có tật khúc xạ nói riêng luôn phải tuân thủ lịch khám 3-6 tháng/lần để đeo kính đúng số và kiểm soát biến chứng ở đáy mắt. Trẻ nhỏ có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho – K để duy trì hạn chế tăng số kính, giúp kiểm soát tình trạng khúc xạ. Người trưởng thành thì có thể tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm tật khúc xạ.

Trên đây là những giải pháp và cách nhận biết mình có bị cận thị nặng độ cao hay không. Cho nên khi bạn gặp các dấu hiệu trên nên đến trung tâm mắt để khám và tư vấn từ bác sĩ.

Xem thêm: Phương pháp điều trị và phẫu thuật cho người cận thị 10 diop

3. Cách khắc phục và điều trị cận thị độ cao:

Vậy khi bị tăng độ cận hoặc cận thị dộ nặng nhất thì có giải pháp nào khắc phục hay không? Sau đây là các giải pháp tạm thời giúp bạn cải thiện thị lực khi bị cận thị nặng:

– Thăm khám ngay lập tức để được bác sĩ tư vấn và chăm sóc mắt.
– Nếu bạn đeo kính cận nên tiến hành đo lại độ cận của mắt và chọn tròng kính có độ cận phù hợp.
– Thay đổi kính cận hiện tại. Nếu kính cận hiện tại đang sử dụng không đúng độ cận của mắt hoặc là tròng kính cận thông thường chiết suất thấp nên thay đổi kính cận có chiết suất cao thì tròng kính cận siêu mỏng chính là lựa chọn cho bạn.
– Chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung các dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, B…
– Hạn chế cho mắt tiếp xúc thời gian dài với màn hình máy tính, tivi, điện thoại….
– Tập thể dục và cho mắt nghỉ ngơi.
– Thăm khám định kì để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt.

Chi tiết hơn về cách khắc phục khi cận thị nặng bạn tham khảo thêm chia sẻ tại đây.

khac-phuc-can-thi-cao

Thăm khám bác sĩ để chăm sóc mắt

 Cách điều trị cận thị cao:

a. Đeo kính gọng hoặc contact lens

  • Kính đeo mắt: kính mắt có nhiều loại và rất dễ sử dụng. Kính đeo mắt có thể chỉnh sửa một số vấn đề tầm nhìn cùng một lúc, như cận thị và loạn thị, chống được tia cực tím, chống bụi khi di chuyển ngoài đường. Kính đeo mắt có thể là giải pháp kinh tế nhất và dễ chỉnh sửa nhất.
  • Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ.
  • Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân, đặc biệt khi độ càng cao, những bất tiện trên càng rõ.
  • Kính áp tròng: Có nhiều loại kính áp tròng có sẵn: cứng, mềm, dùng một lần, cứng nhắc khí thấm (RGP)… nếu dùng kính sát tròng thì phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.
  • Khi sử dụng kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.
can-thi-nang-phai-lam-sao

Sử dụng kính hoặc contact lens cho mắt cận

b. Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật LASIK (viết tắt của Laser In-situ Keratomileusis) là một trong những phương pháp an toàn và chính xác. Sử dụng năng lượng laser để khử độ cận thị. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi, độ cận ổn định có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.

Phẫu thuật này khá phổ biến và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser.

dieu-tri-can-thi-nang

Phẫu thuật phúc xạ (LASIK)

c. Ortho K

  • Là phương pháp mới điều trị tật khúc xạ bằng cách mang lens chỉnh hình giác mạc vào buổi tối để có thị lực chính thị vào ban ngày
  • Có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng, đặc biệt trên những bệnh nhân tăng độ nhanh, chưa đủ tuổi phẩu thuật hoặc nghề nghiệp bất tiện khi đeo kính
  • Thời gian để có thị lực chính thị từ vài ngày đến 2 tuần tùy trường hợp cụ thể
dieu-tri-can-thi-nang

Phương pháp đeo lens Ortho K

 

Xem thêm: Người cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không?

 

by Nguyen

Bài viết liên quan