Kiến thức sức khỏe

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

 Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt. Trước khi học bài này chúng ta cần hiểu biết về thị lực, để đọc lại bài thị lực, xin xem thêm trên trang liên kết.

Thị lực 1 mắt

Thị lực 1 mắt là thị lực mà mỗi mắt được sử dụng riêng biệt. Không có vùng trùng nhau trên thị trường. Bằng cách này thị trường sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sự nổi của ảnh cũng như sự nhận định về khoảng cách ảnh sẽ bị giới hạn. Những loài động vật có thị lực 1 mắt thường 2 mắt sẽ ở 2 bên đối diện. Cho phép chúng nhìn được 2 vật cùng 1 thời điểm.

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Thị lực 2 mắt

Thị lực 2 mắt là thị lực mà 2 mắt được sử dụng đồng thời. Theo Fahle (1987), thị lực 2 mắt có 6 lợi thế so với thị lực 1 mắt:

  1. Nếu trường hợp hỏng 1 mắt thì vẫn còn mắt kia.
  2. Thị trường (vùng quan sát được) rộng hơn so với 1 mắt. (Tuy không thể rộng bằng thị trường của thị lực một mắt và 2 mắt được đặt đối diện). Ví dụ, mắt người có thị trường ngang khoảng 190 độ với 2 mắt. Khoảng 120 độ mỗi mắt và vùng chỉ có thị lực 1 mắt khoảng 40 độ.
  3. Thị lực 2 mắt giúp ta thấy vật trong không gian 3 chiều (hay còn gọi là NỔI). Điều này còn giúp một số loài động vật phát hiện được sự ngụy trang của loài khác.
  4. Thị lực 2 mắt giúp ta cảm giác được khoảng cách đến vật.
  5. Giúp ta nhìn nhiều hơn, hoặc tất cả sau một vật cản. Ví dụ, khi mắt trái bị che mất một phần thị trường thì nếu mắt phải vẫn nhìn được vào vùng thị trường đó thì ta có cảm giác như NHÌN XUYÊN QUA vật cản.
  6. Đưa đến khả năng tổng hợp 2 mắt: làm rõ những vật không rõ, mờ. Khi nhìn 1 mắt ví dụ như khi bị nhược thị (một mắt tốt một mắt kém).
Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Như vậy thị lực 1 mắt và thị lực 2 mắt có sự khác biệt cơ bản ở đặc điểm 3 và 4. Chính là việc nhìn thấy vật trong không gian 3 chiều và căn được khoảng cách đến vật.

Nguyên nhân của sự khác biệt

Chúng ta cùng quan sát một số bức ảnh sau

Với thị lực 2 mắt, khi ta tập trung vào một vật ở gần thì mắt ta điều tiết để nhìn rõ vật. Để 2 mắt đồng thời cùng nhìn rõ vật thì cả 2 mắt đồng thời PHẢI quay về phía nhau (convergence). Làm xuất hiện góc α anpha của vật so với 2 mắt. Một lưu ý nhỏ rằng khi nhìn vật ở gần, 2 ảnh mà 2 mắt quan sát được KHÔNG GIỐNG NHAU. Chính vì vậy nhờ nhận thức của não bộ đối với góc chập α. Ta có thể ước lượng được khoảng cách từ mắt tới vật.

Khi nhìn xa, 2 mắt lại quay ra xa nhau cho đến khi song song với nhau (khi vật ở vô cực). Và khi này thì ảnh của vật tạo ra ở 2 mắt là GIỐNG NHAU.

Qua hàng triệu năm tiến hóa, não bộ đã có sự liên kết giữa việc điều tiết và convergence. Chính ví vậy điều tiết luôn xảy ra cùng với convergence.

Phim 3D

Các bộ phim được làm theo công nghệ 3-D nói chung đều dựa theo nguyên lí sự tạo ảnh 3 chiều từ hai mắt. Chính là việc tạo ra SỰ KHÁC NHAU giữa ảnh mà 2 mắt đồng thời trông thấy. Dựa vào nguyên tắc này, các nhà làm phim 3-D sẽ quay thành hai phim. Từ hai góc nhìn khác nhau tương ứng với hoạt động của hai con mắt. Những hình ảnh này khi qua não bộ, chúng sẽ chập lại tạo thành hình ảnh không gian ba chiều.

Vấn đề còn lại là làm sao mắt phải chỉ nhìn thấy bộ phim cho mắt phải và mắt trái chỉ nhìn thấy bộ phim cho mắt trái. Vấn đề này đã có cách khắc phục đó là dùng kính chuyên dụng.

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Sự Khác Biệt Cơ Bản Và Ứng Dụng Trong Phim 3D Của Mắt

Việc ứng dụng công nghệ phim 3D làm cho các qui tắc thông thường của con mắt bị đảo ngược. Bình thường chỉ khi nhìn gần ta mới thấy vật trong không gian 3 chiều và căn được khoảng cách từ vật đến ta. Nay khi nhìn xa, điều tương tự cũng xảy ra. Sự tổng hợp ảnh trên não bộ xảy ra và làm cho não phải hoạt động với công suất rất lớn.

Chúng ta sẽ cùng bàn thêm 1 ứng dụng rất quan trọng nữa của lí thuyết trong bài đã học trong bài sau.

Bài viết liên quan