Tin tức & sự kiện

Cận nặng có nên đeo kính áp tròng và 7 câu hỏi hay về lens

Kính áp tròng là sản phẩm thay thế kính cận rất phổ biến hiện nay. Chúng được mọi người ưa chuộng bởi sự tiện lợi. Tuy nhiên, cận nặng có nên đeo kính áp tròng và rất nhiều câu hỏi liên quan lại chưa được giải đáp. Điều này khiến cho bạn chưa có những thông tin chính xác về kính áp tròng. Mắt kính Titan sẽ tổng hợp và giải đáp cho bạn.

Loạn thị có mang kính áp tròng được không?

Loạn thị cũng là một tật khúc xạ ở mắt, nó tương tự cận thị nhưng có loại kính áp tròng dành riêng. Bạn nên đi khám và đo độ khúc xạ và đặt kính theo chỉ số khúc xạ chính xác. Nhờ đó bạn sẽ đeo được kính áp tròng như bình thường.

Vừa cận thị vừa loạn thị có đeo kính áp tròng được không?

Kính áp tròng dành riêng cho một mắt trái và một mắt phải. Vậy nên bạn không cần lo lắng cận nặng có nên đeo kính áp tròng hay không, hay bị loạn thị nặng cũng vậy. Vì chúng là kính riêng, tương tự như kính cận có 2 tròng kính. Chính vì vậy, khi bạn vừa bị cận thị, vừa loạn thị, bạn có thể đo độ khúc xạ và đặt toa kính theo chúng. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để cung cấp kính áp tròng cho bạn.

Kính áp tròng dành riêng cho một mắt trái và một mắt phải, vậy nên bạn không cần lo lắng

Kính áp tròng dành riêng cho một mắt trái và một mắt phải, vậy nên bạn không cần lo lắng

Kính áp tròng có gây biến chứng gì cho mắt về sau?

Bạn đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài chính là nguyên nhân gây nhiều bệnh cho mắt. Các triệu chứng phổ biến là viêm nhiễm, ngứa rát, dị ứng và khô mắt. Các hiện tượng này xuất hiện nếu bạn quá lạm dụng kính áp tròng. Nhất là loại kính kém chất lượng.  Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết cận nặng có nên đeo kính áp tròng không.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đeo kính áp tròng qua đêm?

Bác sĩ chắc chắn sẽ khuyên bạn nên tuân thủ các nguyên tắc này khi đeo kính áp tròng. Đó là:

  • Nên đeo kính nhẹ nhàng, tránh cho kính rách và rơi
  • Không đeo kính áp tròng quá 8 tiếng/ngày và trong khi ngủ
  • Tháo lens khi đã tẩy trang xong
  • Nhỏ thuốc mắt thường xuyên, tránh bị khô mắt

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng kính áp tròng đặc biệt cần bỏ ra khi bạn đi ngủ. Quá trình oxy hóa sẽ bị cản trở bởi kính cả đêm, khiến mắt không tiếp cận được với không khí. Việc này gây ra viêm giác mạc, kính áp tròng cũng mờ hơn.

Bạn đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài chính là nguyên nhân gây nhiều bệnh cho mắt

Bạn đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài chính là nguyên nhân gây nhiều bệnh cho mắt

Khác biệt giữa kính áp tròng cứng và mềm? Cái nào tốt cho mắt hơn?

Có hai loại kính áp tròng cứng và mềm:

  • Kính cứng (Gas Permeable), kính áp tròng cứng thấm khí, đặc biệt là oxy và cacbonic.
  • Kính áp tròng mềm lớn hơn, mềm dẻo hơn và có thể thấm nước. Nước cũng làm cho KST mềm dẻo hơn. Nếu bạn để KST mềm bị khô, nó sẽ trở nên giòn và dễ vỡ.

Mỗi sản phẩm đều có công dụng riêng, tốt cho mắt nếu bạn dùng đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Đeo kính áp tròng quá hạn có bị ảnh hưởng gì cho mắt không?

Dù có gặp trường hợp bất đắc dĩ, bạn cũng không bao giờ được đeo kính áp tròng quá hạn. Mắt là bộ phận cơ thể vô cùng nhạy cảm, chúng cũng đặc biệt quan trọng nên cần bảo vệ. Kính hết hạn sử dụng rất có thể gây ra những tác dụng phụ có hại cho mắt như viêm giác mạc, đau mắt đỏ, viêm nhiễm mắt.

Kính áp tròng có công dụng riêng, tốt cho mắt nếu bạn dùng đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Kính áp tròng có công dụng riêng, tốt cho mắt nếu bạn dùng đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Cận nặng có nên đeo kính áp tròng không?

Mọi độ cận đều có kính áp tròng thích hợp. Nếu bạn bị cận nặng trên 6 diop, bạn có thể dùng sản phẩm dành cho người cận thị nặng. Rất nhiều người không biết cận thị nặng có nên đeo kính áp tròng không, họ rất muốn đeo lens sau những bất tiện mà kính cận thường gây ra. Cận nặng sẽ làm bạn phải đeo kính dày và nặng, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt. Kính áp tròng mỏng và nhẹ nhàng, lại vẫn giúp bạn nhìn rõ mọi thứ. Nó sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

Cận thị nặng có nên đeo kính áp tròng và 6 câu hỏi trên sẽ làm cẩm nang hữu ích cho bạn nào muốn có ý định đeo kính này. Ngay cả khi bạn sử dụng lens, bạn vẫn nên tuân thủ các hướng dẫn tận tâm từ bác sĩ. Đảm bảo ghi nhớ chúng nhé.

                                                                        Quỳnh Anh

Bài viết liên quan