Kiến thức sức khỏe

Bố mẹ nên chú ý những gì khi mua kính cận 2 lớp cho bé?

Kính cận 2 lớp là một trong những sản phẩm kính cận “đắt hàng” trong thời gian gần đây. Sở dĩ sản phẩm này được yêu thích vì chúng đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản của kính cận. Đó là vừa điều chỉnh tật khúc xạ vừa có tính thẩm mỹ cao với kiểu dáng đẹp mắt.

Vì sao kính cận 2 lớp được nhiều người chọn mua?

Đây được xem là sản phẩm chuyên dụng dành cho người bị cận. Với thiết kế tiện lợi, chỉ mất vài giây tháo lắp là bạn đã có chiếc kính đa tính năng. Về cơ bản, sản phẩm này có hai phần là gọng kính và cặp tròng kính. Tròng kính cận gắn cố định vào gọng, tròng kính mát tháo rời. Khi đi ra nắng chỉ cần lắp thêm tròng kính mát vào. Tròng kính này sẽ giúp bảo vệ mắt, chống chói, chống tác hại của tia cực tím cực kỳ hiệu quả.

Trong vài năm gần đây kính cận 2 lớp thời trang được nhiều người yêu thích. Nguyên nhân là vì nó vừa có thể làm kính mát vừa có thể làm kính cận. Thử tượng tượng xem, so với việc mang cùng lúc 2 chiếc kính cận và kính mát thì dùng sản phẩm này đơn giản và tiện lợi hơn nhiều.

Hơn nữa, xét về giá cả thì giá kính cận 2 lớp có phần rẻ hơn. So với việc mua kính cận, kính râm riêng biệt thì chọn kính cận 2 lớp tiết kiệm hơn nhiều.

Hiện tại, kính cận 2 lớp đẹp đã xuất hiện tại nhiều cửa hàng kính mắt trên toàn quốc. Ngoài các mẫu dành cho người lớn thì có khá nhiều kiểu kính cận 2 lớp trẻ em. Để đảm bảo chọn được kính cận 2 lớp tốt cho con thì bố mẹ hãy chú ý những điều dưới đây nhé!

trong-kinh-bao-ve-mat-2707

Tròng kính này sẽ giúp bảo vệ mắt, chống chói, chống tác hại của tia cực tím cực kỳ hiệu quả

Chú ý đến kiểu dáng mắt kính cận 2 lớp cho bé

Không phải chỉ người lớn muốn có nhu cầu làm đẹp đâu nhé! Trẻ em cũng có khiếu thẩm mỹ riêng đấy! Nếu bạn chọn một chiếc kính cận mà bé thấy “xấu” thì cam đoan con sẽ “không thèm” dùng đâu.

Khi chọn mắt kính cận 2 lớp, hãy ưu tiên tiêu chí phù hợp với khuôn mặt của bé. Một chiếc kính quá to hay quá nhỏ đề khiến khuôn mặt của bé mất cân xứng. Thậm chí làm bé bị bạn bè trêu chọc nên không muốn đeo kính.

Tốt nhất là khi mua kính, hãy tham khảo ý kiến của bé để biết được sở thích của con. Tiếp đến cho con thử từng mẫu và để bé tự đánh giá vẻ ngoài của mình. Con sẽ thoải mái hơn khi chọn mua đúng chiếc kính mình thích.

Thêm nữa, hãy chú ý kích thước của gọng kính cận này. Nếu chiếc kính có gọng quá rộng sẽ dễ bị rơi vỡ. Ngược lại gọng kính quá chật sẽ làm bé khó chịu vì phần gọng tỳ lên sống mũi.

tham-khao-y-kien-tre-truoc-khi-chon-lua-2707

Tốt nhất là khi mua kính, hãy tham khảo ý kiến của bé để biết được sở thích của con

Chú ý đến chất liệu gọng kính cận đặc biệt này

Tất nhiên, ngoài ý kiến của bé thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia nữa nhé! Điển hình là vấn đề đòi hỏi tính chuyên môn cao như chọn chất liệu gọng kính tốt cho bé.

Hiện tại, chất liệu gọng kính rất đa dạng và có nhiều màu sắc. Từ gọng nhựa đến gọng kính kim loại siêu nhẹ. Khi muốn chọn gọng kính cho con, bố mẹ hãy căn cứ vào cơ địa của bé. Nếu da của con nhạy cảm thì rất dễ bị dị ứng với gọng kim loại. Thế nên nếu chọn gọng kim loại cho bé hãy chọn gọng bọc Silicon để tránh dị ứng cho bé.

Trường hợp chọn gọng nhựa cho con hãy tham khảo các mẫu gọng nhựa dẻo. Như thế sẽ hạn chế tình trạng gãy nứt, đảm bảo bé dùng lâu bền.

chon-gong-nhua-cho-tre-2707

Trường hợp chọn gọng nhựa cho con hãy tham khảo các mẫu gọng nhựa dẻo

Chú ý cách chọn tròng kính cận 2 lớp cho bé

Tròng kính cận có thể được làm từ chất liệu thủy tinh, Plastic hoặc Polycarbonate… Mỗi loại tròng kính sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

So với các loại kính cận cho bé khác, kính đặc biệt này gặp hạn chế nhất định về trọng lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn nên chọn tròng kính nhẹ để giảm tổng trọng lượng của kính. Do vậy, khi chọn kính cho con hãy tránh kính thủy tinh vì chúng nặng và dễ trượt khi đeo.

Thay vào đó hãy chọn loại tròng Plastic và Polycarbonate. Chúng phù hợp hơn với trẻ nhỏ vì sáng và an toàn hơn thủy tinh. Hơn nữa, các chất liệu tròng kính cận này chịu lực va đập tốt, ít bị trầy xước.

trong-kinh-can-bao-ve-mat-tre-2707

Tròng kính cận có thể được làm từ chất liệu thủy tinh, Plastic hoặc Polycarbonate…

Chú ý chế độ bảo hành khi mua sản phẩm

Với trẻ nhỏ, bạn chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể yêu cầu con giữ kính cẩn thận được. Nhiều khi con vô ý để rớt kính, kính bị tỳ đè bởi sách vở dẫn đến hư hại… Lúc này trách mắng con chỉ khiến bé tủi thân mà thôi. Thay vào đó ngay từ lúc đầu hãy chọn địa chỉ bán kính có chế độ bảo hành.  

Kính cận râm tháo lắp hay bất kỳ loại kính nào cũng vậy. Đã là kính tốt thì sẽ có hạn bảo hành chính hãng rõ ràng. Trong quá trình sử dụng, nếu kính bị lỏng lệch hay gặp sự cố nứt vỡ… Bạn chỉ cần đến ngay cửa hàng để kiểm tra và thay mới kính. Dùng kính vừa tốt vừa an tâm chất lượng thế này thì ai mà chẳng thích phải không nào?

phu-huynh-nen-huong-dan-tre-bao-quan-kinh-dung-cach-2707

Với trẻ nhỏ, bạn chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể yêu cầu con giữ kính cẩn thận được

Hướng dẫn bé cách bảo quản kính cận đúng cách

Kính mát gắn vào kính cận hay kính cận thường cũng vậy, phải bảo quản tốt mới dùng lâu được. Người lớn đôi khi còn đểnh đoảng, trẻ em làm không tốt cũng là điều dễ thông cảm thôi mà.

Không cần quá cao siêu, bố mẹ chỉ cần dặn con dùng hai tay để tháo và đeo kính cận. Như vậy sẽ tránh tình trạng kính bị lỏng lệch. Để kính cận luôn sáng rõ thì hãy thường xuyên lau kính và cất vào hộp khi không sử dụng.

Sau một thời gian dùng, nếu thấy kính bị lỏng thì bố mẹ nên mang kính của bé đi sửa. Dù bạn có khéo tay đi nữa cũng không nên tự mình sửa kính cho con đâu. Gọng kính cận 2 lớp, kính mát, kính lão… đều được gắn bằng ốc vít nhỏ. Không cẩn thận có thể khiến gọng bị trầy xước hoặc nứt gãy. Đặc biệt, đừng tự ý thay ốc vít đã mất bằng dây, kẹp giấy hay băng dính. Chúng có thể gây nguy hiểm cho mắt của bé đấy!

Chọn kính cho con đã khó, hướng dẫn bé dùng đúng cách cũng chẳng dễ dàng. Khi chọn mua kính cho bé bố mẹ nên chuẩn bị “tinh thần” phải thay kính cho con thường xuyên. Dù rằng có thể giá kính cận 2 lớp sẽ tiêu tốn của bạn một khoản không nhỏ. Nhưng chỉ cần tốt cho bé thì tốn tiền cũng là việc xứng đáng phải không nào?

kinh-mat-gan-vao-kinh-can-cho-tre-2707

Kính mát gắn vào kính cận hay kính cận thường cũng vậy, phải bảo quản tốt mới dùng lâu được

Lời khuyên của các chuyên gia

Xã hội hiện đại, áp lực từ học tập và công việc khiến chúng ta dễ bị các bệnh về mắt. Trong đó người bị cận thị chiếm quá nửa số người bị các tật khúc xạ. Dù trẻ em, người lớn, nam hay nữ… đều có thể bị cận thị do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đối với trẻ em, cận từ khi còn nhỏ khiến bé dễ bị cận nặng khi lớn lên. Do vậy, bố mẹ cần chọn kính tốt và hướng dẫn con cách chăm sóc mắt đúng cách.

Ngoài ra bố mẹ cần chú ý định kỳ đưa con đi khám mắt. Cụ thể hơn là 3 – 6 tháng đi khám một lần. Hoặc khi phát hiện mắt bé có triệu chứng bất thường là phải đi khám càng sớm càng tốt. Trẻ em vốn không quan tâm nhiều đến độ cận. Có khi mắt tăng độ nhưng không biết nên cứ đeo kính cũ. Lâu dần có thể khiến mắt bé tăng độ cận hoặc thậm chí là bị nhược thị.

Thôi thì “cực chẳng đã” mới phải mua kính cận cho con. Vậy thì hãy chọn các loại kính cận 2 lớp, kính cận thời trang… Để “dụ dỗ” con nghiêm chỉnh đeo kính đúng cách. Nếu như bé ngại đeo kính vì sợ bạn bè chê cười, bố mẹ hãy dành thời gian để giải thích cho con về người bạn mới này. Chiếc kính cận không làm bé “hết xinh” mà còn tạo nét riêng cho khuôn mặt của con. Hãy quan tâm đến cảm nhận của bé và chọn cho con một chiếc kính cận phù hợp nhé!

Phong Linh

Bài viết liên quan