Kính hay tuột mũi thì có phải gọng kính đã hỏng và cần mua kính mới? Thực tế, có rất nhiều lý do gây ra tình trạng này. Nếu gọng kính chỉ là bị lỏng theo thời gian thì chẳng cần mua gọng kính mới cho tốn kém. Tùy theo chất liệu gọng kính, bạn sẽ có cách điều chỉnh phù hợp. Xem ngay bài viết dưới đây để áp dụng khi cần thiết nhé!
Sửa kính hay tuột mũi chỉ cần 5 giây là xong
Dựa vào chất liệu sẽ chia gọng kính thành 2 loại. Đó là gọng kính kim loại và gọng kính nhựa. Đặc tính của kim loại và nhựa vốn khác nhau. Thế nên thiết kế gọng kính và cách điều chỉnh cũng có đôi chút khác biệt. Cụ thể hơn:
- Gọng kính kim loại hay tuột mũi có thể do đệm mũi (ve kính) có vấn đề. Hiện nay, thiết kế gọng kim loại hay dùng ve kính rời. Phần ve kính này gồm 2 chi tiết rời gắn 2 đệm mũi bằng silicon êm ái. Khi gọng kính bị lỏng, bạn chỉ cần dùng ngón tay cái chỉnh lại 2 miếng đệm mũi. Chú ý thêm, đeo kính bị hằn mũi là do chỉnh lại quá chật. Vậy nên hãy chỉnh ve kính ôm sát sống mũi là được. Đừng chặt quá để tránh đau mũi nhé!
- Gọng kính nhựa hay tuột mũi có rất nhiều cách xử lý. Chẳng hạn: dùng máy sấy hoặc ngâm gọng kính vào nước ấm chừng 30 giây. Lúc này gọng nhựa đã mềm và dễ nắn chỉnh theo ý muốn. Bạn chỉ cần dùng tay uốn cong từ từ phần cầu mũi để mắt kính ôm sát mặt. Đồng thời, hãy uốn cong 2 bên càng kính theo chiều hướng xuống dưới. Như vậy càng kính gài sau tai chặt hơn, hạn chế rơi tuột.
Một số cách chỉnh gọng kính bị lỏng được nhiều người áp dụng
Nếu đã tìm cách chỉnh đệm mũi kính nhưng kính hay tuột mũi – Vậy thì hãy thử kiểm tra lại tình trạng da của bạn nhé! Những ai sở hữu làn da dầu thường hay “than phiền” vì gọng kính cứ rơi tuột mãi. Để hạn chế việc này, hãy chọn dùng sữa rửa mặt dành riêng cho da dầu giúp loại bỏ dầu thừa. Có điều, dùng sữa rửa mặt nhiều lần trong ngày không tốt cho da mặt. Do đó, các bạn nên mang theo khăn giấy hoặc giấy thấm dầu để tiện làm sạch dầu trên mặt.
Một mẹo khác vừa đơn giản vừa hiệu quả được nhiều người dùng đó là buộc dây chun. Với cách này, bạn chẳng cần phải “đụng đến” miếng đệm mũi kính mỏng manh dễ gãy. Chỉ cần buộc chun vào phần càng kính để tăng độ bám. Dù rằng quấn chun khiến chiếc kính “xấu đi” trông thấy. Nhưng bù lại cách này dễ làm, vật dụng dễ tìm giá rẻ.
Hoặc nếu không dùng chun, các bạn có thể dùng cách bọc ống co nhiệt. Khi có tác động nhiệt, ống co nhiệt sẽ co lại theo hình dáng của vật thể trong ổng. Bạn nên chọn ống co nhiệt có màu trùng với màu gọng kính. Tiếp đó bọc ống vào càng kính ngay vị trí tiếp xúc với tai. Sau cùng là dùng máy sấy hoặc súng thổi hơi nóng vào phần ống co nhiệt. Vậy là càng kính đã được đệm thêm một lớp nhựa giúp kính ôm sát khuôn mặt hơn.
Có nên tự sửa gọng kính tại nhà?
Tự sửa gọng kính tại nhà, chẳng cần tốn thời gian công sức đi xa… Nghe qua đã thấy vừa tiện vừa tiết kiệm rồi phải không nào? Có điều, tự sửa kính chỉ nên làm khi gặp lỗi nhỏ. Như: đeo kính bị nhức mũi do miếng đệm quá chặt, đệm mũi bị gãy cần thay mới, ốc vít lỏng… Còn những trường hợp gọng kính bị nứt gãy, mắt kính trầy xước nhiều, gọng rơi ốc vít… Thì nên mang kính đến cửa hàng kính mắt để sửa.
Tại TPHCM, Mắt kính Titan là địa chỉ quen thuộc được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu mua kính, sửa chữa kính gãy hỏng. Không chỉ dịch vụ chất lượng, giá cả phải chăng… Mà đội ngũ kỹ thuật viên của Titan thao tác nhanh chuẩn, khách hàng không phải đợi chờ lâu.
Để được tư vấn thêm về: kính thuốc, kính lão, kính mát, phụ kiện kính thời trang… Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245 và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp và tư vấn giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Phong Linh