Trẻ em bị cận thị nặng có chữa được không? Tỉ lệ trẻ bị cận thị hiện nay đang là một dấu hiệu cảnh báo cho phụ huynh. Việc đảm bảo sức khỏe mắt cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều người để đến khi trẻ bị cận thị nặng mới lo lắng có thể chữa khỏi không.
Tình trạng cận thị ở trẻ em
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mắt. Hiện nay, tỉ lệ cận thị đang ngày càng tăng nhanh và trở thành một bệnh phổ biến. Nhiều người bị cận thị nặng và ở nhiều lứa tuổi, đáng chú ý nhất là ở trẻ em. Thực tế, có rất nhiều trẻ mới học tiểu học nhưng đã bị cận phải đeo kính.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ. Một phần là do nguyên nhân bẩm sinh. Nhưng phần lớn là do cha mẹ không chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe mắt, dẫn đến cận thị. Nguyên nhân cận thị chủ yếu ở trẻ em là do ngồi học không đúng tư thế. Cúi sát mặt bàn để học bài hay đọc sách, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một nguyên nhân phổ biến nữa hiện nay là do tình trạng chơi điện tử, xem phim nhiều. Ánh sáng xanh từ các thiết bị máy móc ảnh hưởng trực tiếp đến mắt trẻ. Đây là nguyên nhân chính gây cận thị hiện nay.
Tình trạng cận thị ở trẻ em đang là hồi chuông cảnh tỉnh cho các vị phụ huynh. Cận thị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ.
Trẻ em bị cận thị nặng có chữa được không
Nhiều phụ huynh lo lắng đến độ cận của con và tìm cách chữa trị. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là: Trẻ em bị cận thị nặng có chữa được không?
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu bao nhiêu độ được coi là cận thị nặng.
– Cận nhẹ (dưới 300 D)
– Cận trung bình (300 D – 600 D)
– Cận nặng (>600 D)
Như vậy, trẻ bị cận trên 6 độ được coi là cận thị nặng. Cận thị nặng được xem là bệnh lí kèm theo bán phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, phụ huynh muốn chữa khỏi cận thị bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên việc phẫu thuật mắt có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả về sau. Do đó, với trẻ em vị thành niên tốt nhất không nên có sự can thiệp. Đến khi trẻ đủ 18 tuổi và tình trạng sức khỏe phù hợp mới có thể điều trị y khoa. Còn với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên đeo kính mắt để bảo vệ thị lực. Đồng thời cũng nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tăng độ cận của mắt.
Hãy tham khảo các mẫu kính cận mỏng phù hợp cho độ cận cao. Từ đó giúp trẻ thoải mái nhất khi đeo kính cận.