Trẻ bị cận thị có nên đeo kính hay không? Đây là câu hỏi mà tin rằng ai cũng biết đáp án. Kính cận vốn được chỉ định dành cho người bị cận thị. Nói cách khác, mắt bị cận thì đeo kính thôi, độ tuổi thì có liên quan gì đâu chứ!
Vậy vì sao trẻ em lại hay bị cận? Dùng kính cận như thế nào mới tốt cho mắt của bé? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây! Xem ngay nhé!
Tại sao trẻ em hay bị cận thị?
Khi nói đến nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em, đa số mọi người đều nghĩ là do con hay chơi điện tử, xem ti vi… Quả thật, sự phát triển vượt bật của khoa học kỹ thuật giúp bé làm quen với các thiết bị điện tử, internet ngay từ khi còn rất nhỏ. Thế nhưng, suy nghĩ kiểu “quy chụp” như vậy không chính xác. Bởi lẽ có nhiều nguyên nhân khiến mắt cận.
Thứ nhất, những trường hợp như bé 3 tuổi bị cận nặng thường là cận bẩm sinh. Theo đó, nếu bố mẹ bị cận thị thì khả năng cao là con cũng bị cận. Thường thì cận bẩm sinh phát hiện ở độ tuổi từ 8 – 12 tuổi. Nếu bé bị cận trước 10 tuổi thì dễ tăng độ nhanh.
Thứ hai, do yêu cầu học tập nên các bé phải đọc nhiều sách, làm bài tập… Chưa kể những ngày giãn cách xã hội chống dịch Covid 19, trẻ em đều học trực tuyến qua các ứng dụng được cài đặt trên máy tính, điện thoại. Nếu bé ngồi học sai tư thế, học tập ở nơi thiếu sáng, lạm dụng thiết bị điện tử… Lặp lại trong thời gian dài khiến chức năng mắt bị giảm, dễ bị tật khúc xạ cận/viễn/loạn.
Thứ ba, bé 7 tuổi cận 4 độ, 5 độ… Có thể do các bé bị thiếu ngủ hoặc ít ngủ. Rất ít bố mẹ chú ý đến điều này vì cho rằng nó chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Các bé ở độ tuổi 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi… Nếu thời gian này bé ngủ ít thì cả sức khỏe và đôi mắt của bé sẽ yếu dần, dễ bị cận.
Trẻ bị cận thị có nên đeo kính? Bao nhiêu độ thì phải dùng kính?
Đầu tiên phải khẳng định với các bạn rằng, đừng tìm thuốc chữa cận thị trẻ em nữa. Khi bé bị cận, cách duy nhất là đeo kính cận. Nếu muốn mổ cận thì cũng phải đợi sau 18 tuổi, kiểm tra mắt và sức khỏe đủ điều kiện… Lúc đó mới có thể tiến hành phẫu thuật.
Về cơ bản, cận thị chia thành mức độ cận nhẹ – vừa – nặng. Với những ai bị cận trên 10.25 diop thì đây là độ cận cực đoan, thường xảy ra ở những người bị cận bẩm sinh. Ở mức độ cận vừa (3.00 diop – 6.00 diop) và cận nặng (6.00 dio- – 10.00 diop) – Không còn nghi ngờ gì nữa, bắt buộc phải đeo kính cận.
Vậy trẻ bị cận nhẹ có nên đeo kính không? Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Cận thị nhẹ nghĩa là bé có độ cận dưới 3.00 diop. Dựa vào mức độ cận này các bé có thể tham khảo cách dùng kính cận như sau:
- Cận thị dưới 0.75 diop thì đôi mắt nhìn gần vẫn thấy rõ và nhìn xa hơi mờ. Mức độ cận này chưa cần đeo kính thường xuyên. Bé chỉ cần tránh nhìn xa để mắt đừng tăng điều tiết là được.
- Cận thị 1.00 diop thì mắt đã bắt đầu gặp khó khăn khi nhìn xa. Tốt nhất là nên dùng kính cận để mắt không tăng độ nhanh.
- Cận thị 1.00 diop, 2.00 diop, 3.00 diop… Mắt cận đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập của bé. Nếu không đeo kính cận sẽ rất khó nhìn xa, phải dùng kính để mắt nhìn sáng rõ. Dù vậy, không nên dùng kính liên tục mà sau 2 – 3h hãy bỏ kính ra để mắt thư giãn.
Liên hệ Mắt kính Titan TPHCM để được tư vấn thêm
Trên đây là một vài chia sẻ giúp giải đáp thắc mắc “Trẻ bị cận thị có nên đeo kính? Tại sao trẻ em hay bị cận?”.
Tại TPHCM, Mắt kính Titan là địa chỉ cắt kính uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nếu cần tư vấn thêm về: cận 1 mắt có nên đeo kính không? Cách giảm cận thị cho bé và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!
Phong Linh