Cận nặng phải làm gì để giảm độ cận và không bị biến chứng nguy hiểm? Dù kết quả đo mắt chỉ bị cận 1 – 2 độ nhưng rất nhiều khách hàng đã bắt đầu lo lắng và nhờ Titan tư vấn giúp thắc mắc này. Rõ ràng, “cẩn tắc vô ưu”. Lo sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt tốt hơn.
Tiêu chí đánh giá mức độ cận nặng nhẹ
Dấu hiệu bị cận nhẹ khó nhận ra, nhiều khi còn nghĩ rằng mắt bị mỏi mệt. Thế nhưng mắt bị cận thị nặng thì chắc chắn phải biết. Bởi lẽ lúc này tầm nhìn đã bị hạn chế rõ rệt, muốn nhìn được phải mang kính. Nếu không có kính cận, e rằng việc đi lại cũng khó chứ nói gì đến học tập, làm việc…
Tất nhiên, tiêu chí đánh giá độ cận nặng hay nhẹ không thể “chung chung” như thế. Chúng ta phải dựa vào thông số độ cận để nhận biết mình thuộc nhóm cận nhẹ – trung bình – nặng. Cụ thể hơn:
- Cận thị nhẹ là người có độ cận nhỏ hơn hoặc bằng 3.00 độ.
- Cận thị trung bình là người có độ cận trên 3.00 độ và dưới 6.00 độ.
- Cận thị nặng là người có độ cận từ 6.00 độ trở lên.
Thông thường, sau 18 tuổi độ cận có xu hướng ổn định hơn. Chỉ cần dùng kính cận đúng cách, cân chỉnh dinh dưỡng, thời gian làm việc – nghỉ ngơi khoa học… Thì sẽ tránh được tình trạng tăng độ. Biết đâu với những bạn bị cận nhẹ, đây sẽ là cách giúp giảm cận thị 1 – 2 độ không cần phẫu thuật đấy chứ!
Cận nặng phải làm gì để ngăn chặn biến chứng?
Nếu tìm hiểu cận thị trên mạng, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều lời gợi ý hay ho. Ví dụ: giảm cận thị không còn phải đeo kính nhờ cách này hay cách giảm độ cận chẳng hạn. Dù rằng chưa được kiểm chứng, thông tin còn mơ hồ… Nhưng nhiều người vẫn vô tư áp dụng, chẳng quan tâm việc này đem lại hiệu quả hay “hậu quả”.
Theo tìm hiểu, cận thị có xu hướng ngày càng nặng theo thời gian. Bị cận thị càng sớm thì thị lực càng yếu dần. Đồng thời, mức độ sẽ nghiêm trọng hơn những người bị cận ở độ tuổi trưởng thành.
Trả lời câu hỏi cận thị có giảm độ được không? Các chuyên gia chia sẻ bị cận thị nặng vẫn chưa có phương pháp không cần phẫu thuật mà giảm độ cận. Những cách như: đeo kính, luyện tập mắt, thuốc nhỏ mắt… Chỉ có tác dụng làm giảm quá trình tăng độ.
Vậy cận nặng phải làm gì để giảm nguy cơ bị tăng độ? Chẳng cần nhiều, các bạn chỉ cần chú ý những lưu ý dưới đây là được.
Thứ nhất, lắp kính cận đúng độ và chọn tròng kính tốt, đáp ứng đúng nhu cầu dùng. Thực tế, có khá nhiều trường hợp khách hàng được tư vấn kính cận thấp hơn độ cận. Việc này sẽ do chuyên viên khúc xạ tư vấn theo tình trạng mắt. Các bạn không được tự ý cắt tròng theo ý mình đâu nhé!
Thứ hai, tham khảo và áp dụng thêm các bài tập mắt giảm cận thị. Như: nhắm mắt massage quanh mắt, đảo mắt, nhìn tập trung… Đặc biệt, xây dựng thói quen ngồi học tập, làm việc đúng tư thế và trong điều kiện đủ sáng.
Thứ ba, không lạm dụng các thiết bị máy tính, điện thoại… Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không nên dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Thứ tư, nên chú trọng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Đặc biệt, hãy ưu tiên ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin A, vitamin C, Canxi, Crôm (gạo lứt, các loại hạt, gan động vật,…), kẽm,…
Liên hệ với Mắt kính Titan để được hỗ trợ tư vấn kính mắt
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Cận nặng phải làm gì để giảm độ và ngăn biến chứng?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính. Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.
Phong Linh