Kiến thức sức khỏe

Axis – Trục của loạn thị và hướng dẫn cách đọc đơn kính thuốc

Axis: Trục của loạn thị từ là một con số bất kỳ từ 0 đến 180 độ. Chỉ dựa vào trục của loạn thị, chúng ta chưa thể xác định mắt loạn thị bao nhiêu độ mà còn phải dựa vào độ cong khác nhau của từng mắt.

1️⃣ Axis và khám phá quy trình đo thị lực chuẩn 

Để biết chính xác tình trạng thị lực mắt, bạn cần tham gia vào quy trình kiểm tra thị lực. Từ đây, chúng ta sẽ phát hiện mắt có loạn thị hay không và axis (trục của loạn thị) là bao nhiêu. Quá trình này được thực hiện thông qua 2 bước cơ bản sau đây.

🔰 Đo mắt bằng máy điện tử

Máy đo mắt điện tử tự động là công cụ bước đầu giúp đánh giá tình trạng mắt. Dựa vào kết quả phiếu đo mắt, chúng ta sẽ có kết quả cụ thể về độ cận, viễn, loạn… Những chỉ số này mang tính lý thuyết, chưa đủ để phản ánh tình trạng thị lực dùng kính.

Từ đây, chuyên gia đo khám mắt có thể nhận biết sơ bộ độ cận loạn nếu có và biết nên lựa chọn tròng kính mẫu nào dành cho bạn.

Axis-3010

Máy đo mắt điện tử tự động là công cụ bước đầu giúp đánh giá tình trạng mắt

🔰 Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu

Sau khi có kết quả từ phiếu đo mắt, chuyên gia nhãn khoa tiến hành gắn miếng kính mẫu và đeo thử cho bạn. 

Trong suốt quá trình thử kính mẫu, họ sẽ quan sát mọi biểu hiện của bạn. Chẳng hạn như bạn có cảm thấy nhức mắt, chóng mặt hay không. Điều này giúp họ biết cách điều chỉnh số độ mắt phù hợp nhất.

Bước kiểm tra này không chỉ giúp bạn biết chính xác độ cận, loạn, viễn, trục loạn mà còn biết được độ kính thích hợp đạt được thị lực tối ưu.

Quy trình đo thị lực diễn ra nhanh chóng, an toàn cho người mắc tật khúc xạ mắt. Do đó, bạn đừng ngần ngại mà hãy đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần. Dựa vào đây, chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh kính kịp thời, hạn chế tăng độ cận tối đa.

Axis-3010

Sau khi có kết quả từ phiếu đo mắt, chuyên gia nhãn khoa tiến hành gắn miếng kính mẫu và đeo thử

2️⃣ Axis và hướng dẫn cách đọc đơn kính thuốc

Một trong những cách giúp bạn kiểm soát sự gia tăng độ cận là thấu hiểu đơn kính thuốc. Bên cạnh đó, dựa vào đơn kính, bạn cũng biết mình nên lựa chọn tròng kính phù hợp.

🔷 R: Right (Mắt phải)

🔷 L: Left (Mắt trái)

🔷 SPH (Sphere): Số độ đo tròng kính diopters, là cận thị dấu (-) hoặc viễn thị dấu (+)

🔷 CYL (Cylinder): Là số đo loạn thị. Muốn biết có mắc tật loạn thị không, bạn chỉ cần nhìn vào ô, nếu ô này bỏ trống hoặc ghi 0.00 thì tức là bạn không bị loạn.

🔷 AXE (Axis): Là trục độ loạn thị, được đo từ 1 đến 180 số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt. Số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt. Độ loạn và trục loạn luôn đi kèm song hành nhau.

🔷 ADD: Là độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và nhìn gần. Độ này thường xuất hiện ở người viễn thị mất khả năng điều tiết ở cự ly nhìn xa và gần. ADD có giá trị trong khoảng từ 0.75 đến 3.00 độ.

🔷 PD: Là khoảng cách đồng tử, đơn vị tính là milimet. Đồng thời PD còn tượng trưng thông số đo khoảng cách đồng tử từ mắt phải đến mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng tự nhiên. Vì khoảng cách đồng tử là tổng của 2 khoảng cách tính từ giữa sống mũi đến đồng tử mỗi mắt cho nên khoảng cách 2 mắt giữa người với người là khác nhau.

Axis-3010

Axis là trục độ loạn thị, được đo từ 1 đến 180 số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt

3️⃣ Ví dụ điển hình trên đơn kính thuốc cụ thể

🔷 MP: -3.50 (-1.50 x 16) ADD 100 PD 32

🔷 MT: +2.50 (-0.75 x 175) ADD 100 PD 32

Cách đọc đơn kính trên cụ thể như sau:

🔷 Mắt phải có độ cận thị là -3.50, độ loạn thị là -1.50, trục của loạn thị là 16 độ, độ tăng thêm khi nhìn gần là 100.

🔷 Mắt trái có độ viễn thị là +2.50, độ loạn thị là -0.75, trục của loạn thị là 175 độ, độ tăng thêm khi nhìn gần là 100.

🔷 Khoảng cách đồng tử là 32+32 = 64mm.

Axis – Trục của độ loạn chỉ xuất hiện trên đơn kính người mắc tật loạn thị. Ngoài thông số này, các bạn hãy tìm hiểu thêm những thông số khác để việc đọc đơn kính thuốc chính mình trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Các bạn cũng có thể xem thêm giá tròng kính cận đổi màu để có thêm thông tin lựa chọn cho mình nhé! 

Trà My

Bài viết liên quan