Viễn thị và lão thị dấu hiệu nhận biết có nhiều điểm tương đồng. Cũng bởi vì vậy mà nhiều người quả quyết rằng viễn và lão tuy 2 tên nhưng là 1. Liệu rằng suy nghĩ này có đúng?
Bài viết dưới đây Butitan sẽ giúp bạn phân biệt viễn thị và lão thị chuẩn xác nhất. Thử test xem mình có gặp vấn đề gì về thị lực không nhé!
Viễn thị và lão thị là gì?
Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng đây là hai vấn đề thị lực khác nhau. Thế nên, nếu bạn nghĩ viễn và lão thị là một thì cần thay đổi suy nghĩ này rồi. Vậy rốt cuộc…
Viễn thị là gì? Đây là tật khúc xạ khiến mắt nhìn xa rõ, nhìn gần mờ. Điều này gây ra nhiều bất tiện khi đọc sách hoặc khi quan sát gần. Đáng chú ý, chứng viễn thị có thể di truyền từ người thân trong gia đình, nhất là bố mẹ. Thế nên, bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị viễn thị.
Lão thị là gì? Đây là tình trạng suy giảm thị lực khiến mắt nhìn gần mờ và nhìn rõ hơn ở khoảng cách xa. Chỉ là, lão thị vốn là một dạng lão hóa tự nhiên xảy ra khi tuổi tác tăng, thường sau 40 tuổi. Nói cách khác, bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ bị lão thị chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Viễn thị và lão thị khác nhau thế nào?
Nếu bạn thắc mắc “viễn thị và lão thị có giống nhau không?”. Xét về mọi mặt, chắc chắn chúng chỉ giống nhau ở việc gặp khó khăn khi nhìn gần mà thôi. Riêng điểm này thì có vẻ hơi ngược với cận thị và lão thị. Bởi lẽ, cận thị nhìn xa mờ, còn viễn và lão thị nhìn gần mờ. Dù vậy, chỉ giống nhau ở một điểm thì đâu thể “gộp 2 thành 1”.
Phân biệt viễn và lão thị
Thứ nhất, dấu hiệu nhận biết viễn thị và lão thị có điểm khác biệt rõ rệt. Người bị viễn thị khó nhìn gần, phải tăng điều tiết nếu muốn nhìn gần lẫn nhìn xa. Riêng lão thị được xem là biểu hiện của tuổi già, mắt nhìn gần kém và nhìn xa rõ. Thế nhưng, mắt lão thị chức năng điều tiết kém và hay chảy nước mắt.
Thứ hai, nguyên nhân viễn thị và lão thị khác nhau hoàn toàn. Theo đó, mắt viễn thị là do cầu mắt ngắn hơn bình thường hoặc do giác mạc không đủ cong… Khiến ánh sáng đi vào mắt tập trung ở phía sau võng mạc gây sai lệch khúc xạ trong mắt. Trong khi đó, nguyên nhân lão thị là vì tuổi tác khiến thủy tinh thể mất dần độ đàn hồi, chức năng mắt suy giảm khiến việc nhìn gần khó khăn.
Thứ ba, mắt viễn thị hay loạn thị là gì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Ngược lại, dấu hiệu lão thị xuất hiện ở độ tuổi trung niên, thường sau 40 tuổi.
Cách điều trị lão thị và viễn thị
Viễn thị có chữa được không? Để điều chỉnh tầm nhìn, người bị viễn thị được tư vấn dùng kính gọng hoặc kính áp tròng. Bên cạnh đó, phẫu thuật laser cũng được chỉ định với những bệnh nhân sau 18 tuổi và đáp ứng đủ các yêu cầu về sức khỏe.
Lão thị đeo kính gì? Thường bệnh nhân được tư vấn kính đọc sách hoặc kính hai tròng, kính đa tròng. Ngoài ra, những trường hợp đặc biệt có thể được tư vấn phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn.
Phân loại mức độ của viễn thị – lão thị
Cũng giống như cận hay loạn, viễn và lão thị được phân thành nhiều mức độ nhẹ – nặng. Dựa vào tình trạng mắt sẽ có cách điều trị phù hợp.
Viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Theo đó, viễn thị trên 4 độ được xếp vào nhóm nặng, cần phải dùng kính liên tục. Mức độ này, dù phẫu thuật cũng chỉ giúp giảm phụ thuộc kính chứ không giải quyết triệt nguyên căn.
Lão thị bao nhiêu độ là nặng? Nếu kết quả độ lão từ 2.5 diop đến 3.00 diop hoặc cao hơn được đánh giá là nặng. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khi nhìn gần và phải đeo kính hỗ trợ liên tục. Nhất là khi tham gia các hoạt động như: đọc sách, dùng điện thoại, việc yêu cầu tỉ mỉ chi tiết… Thường thì độ lão sẽ ổn định và đạt ngưỡng tối đa sau năm 60 tuổi.
Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: viễn thị và lão thị là gì? Giá tròng kính, giá gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ.
Phong Linh