Kiến thức sức khỏe

Bạn cần làm gì để giúp bé tránh bị nhược thị ở trẻ em?

Nhược thị ở trẻ em ngày càng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thế nhưng bạn biết đấy! Lo nghĩ nhiều cũng chẳng ích gì. Thay vào đó hãy tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc mắt bé đúng cách ngay từ khi còn nhỏ. Có như vậy mới giúp bé tránh bị nhược thị.

nhuoc-thi-o-tre-em

Nhược thị ở trẻ em ngày càng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Dấu hiệu của nhược thị là gì?

Nhược thị hay còn gọi là mắt lười. Đây là tình trạng mắt bị giảm thị lực nhưng không thể cải thiện bằng cách đeo kính. Theo ước tính, có khoảng 3% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị.

Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, nhược thị thường xuất hiện ở một bên mắt. Dù vậy, vẫn có trường hợp bị nhược thị ở cả hai bên mắt làm cản trở tầm nhìn của bé. Nếu như không phát hiện sớm, không có hướng điều trị nhanh chóng chính xác… Thì chắc chắn thị lực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.

Khác với người lớn có thể chủ động thăm khám mắt khi nhận thấy điểm bất thường… Trẻ em thường không phàn nàn với bố mẹ khi tầm nhìn bị hạn chế. Do đó, các bậc phụ huynh phải chú ý quan sát bé để giúp con nhận biết sớm triệu chứng nhược thị. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Trẻ khó có thể thấy hình ảnh ngay cả khi bé đã dùng kính thuốc.
  • Mắt lác.
  • Thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát mọi thứ.
  • Trẻ sơ sinh bị nhược thị sẽ nhận thức kém hình dạng đồ vật.

Cũng giống như các tật khúc xạ khác, nhược thị có thể chẩn đoán bằng cách khám mắt và đo thị lực. Bằng các kỹ thuật khác nhau, các chuyên gia sẽ xác định: mắt nhược thị 1/10, 3/10… Tùy theo độ tuổi và tình trạng mắt để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

dau-hieu-cua-nhuoc-thi

Các bậc phụ huynh phải chú ý quan sát bé để giúp con nhận biết sớm triệu chứng nhược thị

Nguyên nhân bị nhược thị ở trẻ em

Thứ nhất, nhược thị bẩm sinh xảy ra ở những gia đình có người bị nhược thị. Nói cách khác, yếu tố di truyền ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng thị giác. Nếu tiền sử gia đình bạn có người từng bị chứng bệnh này thì nguy cơ cao bé cũng bị.

Thứ hai, những trẻ em bị mắt lác (mắt không di chuyển cùng hướng khi nhìn vào một vật) cũng dễ bị biến chứng nhược thị. Tình trạng này khiến não bỏ qua những tín hiệu hình ảnh đến từ một trong hai mắt. Như thế chỉ có một trong hai mắt “làm việc” và mắt còn lại không được dùng để nhìn. Khi đó, con mắt này sẽ không phát triển đường truyền thị giác và dẫn đến bị nhược thị.

nguyen-nhan-bi-nhuoc-thi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em như: di truyền, bất đồng khúc xạ hai mắt…

Thứ ba, loạn thị thường đi kèm cận hoặc viễn thị… Những tật khúc xạ này có khả năng làm lệch tâm mắt. Nếu dùng kính sai độ, lệch tâm cộng thêm chăm sóc mắt sai cách… Thì rất dễ tiến triển thành nhược thị.

Thứ tư, bất đồng khúc xạ giữa hai mắt (chẳng hạn như mắt cận lệch, chênh lệch độ cận trên 2 diop)… Dẫn đến tình trạng giảm sức nhìn ở trẻ, lâu dần sẽ khiến mắt nhược thị.

Thứ năm, ít gặp hơn những trường hợp mắt bị: sụp mí, đục thủy tinh thể… Cũng là nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em.

benh-nhuoc-thi-tre-em

Bệnh nhược thị rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt sau này

Nhược thị ở trẻ em có nguy hiểm không? Cần làm gì để tránh?

Thứ nhất, phải nhấn mạnh với các bạn rằng bệnh nhược thị ở trẻ em rất nguy hiểm. Bởi vì nó ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt sau này. Theo đó, nhược thị khi đã hình thành thì sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nghĩa là đôi mắt của bạn sẽ khó hoạt động như bình thường. Tùy theo mức độ nhược thị nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe và khả năng chi trả chi phí mổ mắt nhược thị… Các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị nhược thị phù hợp.

Thứ hai, đừng tự ý tìm và áp dụng cách điều trị nhược thị tại nhà. Giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi là khoảng thời gian “vàng” để phòng tránh nhược thị ở trẻ em. Tốt nhất nên khám mắt định kỳ để sớm phát hiện các bất thường xảy ra ở mắt trẻ. Ngoài ra, hãy uốn nắn bé một vài thói quen tốt có lợi cho mắt. Như là:

  • Ngồi học đúng tư thế, chọn bàn ghế tiêu chuẩn phù hợp với thể trạng của trẻ.
  • Chọn nơi học đủ sáng, chọn đèn học tốt cho mắt.
  • Không nên để bé lạm dụng thiết bị điện tử, đừng dùng máy tính, điện thoại, xem tivi… Liên tục nhiều giờ liền để tránh gây mỏi mắt, khô mắt…
  • Nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời ít nhất 2h mỗi ngày. Đồng thời bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt của bé và những thành viên trong gia đình.
chi-phi-mo-mat-nhuoc-thi

Tốt nhất nên khám mắt định kỳ để sớm phát hiện các bất thường xảy ra ở mắt trẻ

Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!

Phong Linh

Bài viết liên quan