8 Cách Bảo Vệ Mắt Quan Trọng. Hiện nay vấn đề bảo vệ mắt đang được đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ chia sẻ với các bạn 5 cách bảo vệ mắt quan trọng. Vệ sinh thị giác thường quy hàng ngày cho đôi mắt khỏe đẹp, thêm quyến rũ.
1. Ánh sáng khi làm việc
Khi làm việc ở khoảng cách gần đòi hỏi ánh sáng nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần ánh sáng trong phòng. Vì thế ánh sáng cho đôi mắt làm việc là quan trọng. Không có ánh sáng đủ thì khả năng bị cận là điều không tránh khỏi.
Nhưng không được để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt. Như thế sẽ khó chịu cho đôi mắt, làm việc nhanh mỏi mắt. Đây cũng là cách bảo vệ mắt rất hay.
2. Không để ánh sáng từ vật phản lại trực tiếp vào mắt
Như máy tính, những màn hình có độ sáng sắc nét luôn chiếu thẳng vào mắt. Cần có màn hình phẳng chống tia chói từ máy tính. Ngoài ra cũng có thể dùng kính đeo có cản quang, không cho tia xâm nhập vào mắt. Cái này thì ít được người dùng quan tâm. Người sử dụng có thể thấy khó chịu vì có gì đó vướng trên mặt.
3. Tư thế làm việc
Sử dụng nguồn ánh sáng từ sau tới hay từ trên xuống là cách tốt nhất. Ánh sáng màu vàng là tốt và dễ chịu hơn các nguồn ánh sáng khác cho mắt. Tiếp đến là màu xanh, và sau cùng là màu đỏ. Khoảng cách phù hợp với bàn, ngế ngồi. Tư thế không thấp quá và không quá cao. Ngồi thẳng lưng tạo cho mình một phong cách quen duy trì hàng ngày.
Bàn làm việc hoặc màn hình máy tính cần chếch lên 15 – 20 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Khoảng cách từ mắt tới màn hình không ngắn hơn chiều dài một cánh tay (tính từ khuỷu tay cho đến lòng bàn tay).
4. Giảm sự căng thẳng của mắt
Đầu cúi xuống khoảng cách từ 10 – 15 độ. Khoảng cách tốt cho mắt, từ mắt tới vật là 35- 45cm. Chữ viết phải to rõ, không nhìn khi chữ quá nhỏ, chi tiết nhỏ mà vẫn cố nhìn nhiều lần sẽ làm mắt yếu đi nhanh hơn. Không được nghiêng đầu, nằm đọc sách hay xem ti vi.
Thực hiện các bài tập mắt đơn giản để tăng cường thị lực và giảm bớt căng thẳng.
- Nhắm mắt lại và xoa bóp xung quanh mắt, má và sống mũi.
- Nhắm mắt, đảo mắt nhiều lần theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ.
- Giữ một cây bút chì ở bàn tay, thẳng tay và nhìn tập trung vào nó. Sau đó, từ từ di chuyển cây bút chì đến gần mặt bạn hơn, sau đó lại duỗi thẳng tay ra. Lặp lại nhiều lần.
5. Dành thời gian ngủ đủ giấc
Dành thời gian ngủ đủ giấc, lấy lại sức khỏe cho lần làm việc tiếp theo, không đọc chữ nhỏ quá hay lem nhem thiếu nét, chữ khi nhỏ khi to mà không rõ thì hạn chế đọc.
Có thời gian cho mắt nghỉ ngơi, cứ 20 phút thì mắt nghỉ 20 giây nhìn ra xa, khoảng cách xa trên 6m, nếu trường hợp mắt nhìn nhòe, nhìn mờ nhiều, xung quanh cho mắt nghỉ lâu hơn 20 giây, trường hợp xảy ra nhiều như thế sẽ kiểm tra tật khúc xạ của mắt để xác định mắt có bị cận hay không, nếu có cần tham khảo thêm chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn, kịp thời.
6. Không làm việc liên tục
Không làm việc gần mà quá 45 phút. Đây là nguyên nhân làm cho mắt yếu nhanh hơn, phục hồi chậm hơn. Xưa nay không chú ý chúng ta cũng biết là trong trường học luôn tạo ra số tiết, và mỗi tiết là 45 phút để cho cơ thể nghỉ. Đó cũng là thời gian của mắt được nghỉ. Đây cũng là cách bảo vệ mắt rất quan trọng, đề phòng mắt bị cận, nhưng ít ai được quan tâm tới. Liên tục thực hiện các thao tác bảo vệ mắt như thế này, mắt bạn sẽ khỏe mạnh và luôn có hồn của một sức sống mạnh mẽ.
Khi đọc sách có cách đánh dấu số trang, tới đó phải cho mắt nghỉ làm như thế tránh trường hợp khi đọc thấy hay thường cố đọc cho hết rồi mới thôi, làm mắt rất mỏi.
7. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mắt
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa lutein, beta-carotene và zeaxanthin bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tác hại của ánh nắng. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong trứng, rau lá xanh đậm, ớt và khoai lang. Axít béo Omega-3, được tìm thấy trong cá béo như cá hồi và nhiều loại hạt cũng có lợi cho sức khỏe của mắt.
8. Kiểm tra mắt định kỳ
Mọi người, kể cả trẻ em, đều nên đi kiểm tra mắt thường xuyên để bảo vệ thị lực. Khám mắt sẽ giúp phát hiện những bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp, các tật khúc xạ…kịp thời, ngay từ khi triệu chứng còn chưa rõ ràng. Điều đó sẽ làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Một cuộc kiểm tra mắt toàn diện có thể bao gồm:
– Các xét nghiệm tầm nhìn để xem nếu bạn có bị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị…
– Các xét nghiệm để xem cách đôi mắt của bạn làm việc cùng nhau
– Kiểm tra thần kinh thị giác để kiểm tra xem bạn có bệnh tăng nhãn áp không
Và một số xét nghiệm khác nếu cần thiết.