Khách hàng

Kính Lão Nhìn Xa Và Gần

Kính lão nhìn xa và nhìn gần giúp bạn tiện lợi hơn trong giao tiếp. Lịch sự khi làm việc với người đối diện. Sang trọng hơn với kính nhìn xa và nhìn gần.

Lão thị là một tiến trình thoái hoá mang tính chất sinh lý của mắt dẫn đến dạng khả năng điều tiết. Biểu thị của lão thị bằng những khó khăn trong thị giác gần do cận điểm bị dơi xã khỏi mắt. Những khó khăn trong thị giác gần này được khắc phục bằng cách cung cấp cho bệnh nhân một kính cầu ( + ). Cầu kính này có tác dụng thay thế cho khả năng điều tiết của mắt bị giảm sút được gọi là kính lão thị.

Có bao nhiêu dòng kính lão thị?

Có nhiều dòng kính lão thị trên thị trường hiện nay. Việc chọn lựa một loại kính điều chỉnh thích hợp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: Tật khúc xạ, mục đích sử dụng kính, tính chất của công việc, lứa tuổi, khả năng tài chính…

Các dòng kính được sử dụng để điều chỉnh lão thị bao gồm:

Kính đơn tròng ( Monofocal) – Chỉ sử dụng cho thị giác gần

Kính đơn tròng nguyên tròng

Dòng kính này thường dùng cho:

– Những người lão thị cần có một thị trường rộng khi làm việc gần.
– Những người lớn tuổi chỉ có nhu cầu sử dụng kính cho thị giác gần.
– Những người không dung nạp được các loại kính điều chỉnh lão thị khác.

  Ưu điểm:

– Cho thị trường rộng cho thị giác gần.
– Rẻ tiền

  Khuyết điểm:

– Phải tháo kính ra khi nhìn xa.

Kính đơn tròng bán nguyệt 

Sản phẩm này có chiều cao tròng hẹp, được đeo hơi trễ xuống sống mũi để không cản trở cho thị giác xa.

Thường dùng cho người lão thị cần thị trường rộng và cần thay đổi tầm nhìn.

Ưu điểm: Không phải tháo kính ra khi nhìn xa.

Khuyết điểm: Không điều chỉnh được tật khúc xạ trong thị giác xa (nếu có)
Ít thẩm mỹ , ít thích hợp với người VN (vì sống mũi thấp)

Kính lão nhìn xa và gần – Kính 2 tròng (Bifocal)

Kính gồm 2 phần với công suất khác nhau. Phần trên là tròng dành cho thị giác xa, phần dưới là tròng dành cho thị giác gần.
Được sử dụng cho những người có nhu cầu thay đổi tầm nhìn xa – gần. Người đeo chỉ cần dùng 1 kính cho cả thị giác xa và gần, không phải lấy kính ra hoặc thay kính khi nhìn xa.

Đối với kính 2 tròng chất liệu bằng thuỷ tinh thì đoạn nhìn gần được làm bằng một loại thuỷ tinh có chỉ số khúc xạ cao hơn. Ví dụ thuỷ tinh flint n = 1.6 ) ghép vào nền mặt trước của tròng trên ( thuỷ tinh crown n = 1.523 ). Do thuỷ tinh này có chỉ số Abbe thấp nên xảy ra hiện tượng sai sắc ở vùng gần bờ của đoạn nhìn gần, đặc biệt là ở bờ trên.

Đối với kính 2 tròng chất liệu plastic (CR 39), đoạn nhìn gần được thực hiện bằng cách thay đổi độ cong của đoạn gần.

Kính 2 tròng đỉnh tròng

Tròng kính này được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài vào những năm cuối thế kỷ 19. Ngày nay, dòng kính này ít được sử dụng vì nhiều khuyết điểm.

Đường kính tròng gần 24 – 25mm.

Vì tròng gần có dạng tròn nên để có được cùng thị giác gần rộng. Người đeo cần phải hạ mắt thấp hơn xuống vùng đọc, còn phần trên của tròng cần ít hữu dụng.

Vì tâm của tròng gần xa bờ trên nên BN sẽ phải chịu hiệu ứng lăng kính lớn khi trục thị giác di chuyển qua ranh giới của tròng gần, hậu quả là tạo nên hiện tượng nhảy ảnh. Hiện tượng này càng nhiều hơn nếu đường kính tròng gần càng lớn và addition càng nhiều.

Kính 2 tròng đỉnh phẳng (Ftal – top) 

Kính này ra đời năm 1926 và sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

Đường kính của tròng gần từ 25 – 28mm, cho vùng đọc rộng hơn, thoải mái hơn loại đỉnh tròn. Đồng thời không làm ảnh hưởng nhiều đến vùng sử dụng cho thị giác xa.

Sản phẩm này có tâm của tròng gần, gần bờ trên hơn, nên hiện tượng nhảy ảnh ít hơn, để dễ sử dụng hơn vì không phải hạ mắt quá thấp để đọc.

Do hình dạng của đoạn nhìn gần có đỉnh phẳng, đòi hỏi kỹ thuật cắt kính chính xác để bờ trên của đoạn nhìn gần cần phải nằm thẳng ngang.

Kính lão nhìn xa và gần – Kính 2 tròng đỉnh cong

Loại kính này rất giống với loại đỉnh phẳng, nhưng có bờ trên của đoạn nhìn gần hơi cong nhẹ.

Đường kính đoạn nhìn gần # 28mm

Lợi điểm của loại kính này là phản xạ ở bờ đỉnh trên ít hơn và khi người đeo di chuyển mắt theo hướng ngang thấy dễ chịu hơn do đỉnh cong.

kinh-da-trong-2312

Tròng kính này được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài vào những năm cuối thế kỷ 19

Khuyết điểm của kính 2 tròng

Nhảy ảnh

Là hiện tượng ảnh bị thay đổi vị trí một cách đột ngột khi BN di chuyển hướng nhìn từ tròng xa xuống tròng gần. Thông thường đỉnh của tròng gần sẽ thấp hơn quang tâm của tròng xa # 5mm. Khi mắt di chuyển hướng nhìn từ trên xuống dưới ( tức xa dần tâm xa) thì hiệu ứng lăng kính sẽ tăng dần, ảnh sẽ bị:

Di chuyển xuống dưới nếu tròng trên là kính ( + )

Di chuyển lên trên nếu tròng trên là kính ( – )

Nếu cả hai mắt đều có cùng độ khúc xạ, thì sự di chuyển ảnh này sẽ từ từ và BN sẽ có thể dễ dàng dung nạp.

Tuy nhiên khi mắt di chuyển qua đỉnh của tròng gần sẽ gặp một kính ( + ) có công suất và quang tâm khác với tròng nhìn xa, lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng nhảy ảnh.

Nếu tròng xa là kính ( + ), ảnh sẽ đột ngột di chuyển lên phía trên.

Nếu tròng xa là kính ( – ), ảnh sẽ bị gia cong đột ngột thêm trong hướng di chuyển lên trên.

Nếu tâm của đoạn nhìn gần càng gần đỉnh thì hiện tượng nhảy ảnh càng ít, vì thế  về mặt lâm sàng:

Hiện tượng nhảy ảnh ở kính 2 tròng loại đỉnh phẳng sẽ ít hơn ở kính 2 tròng loại đỉnh tròn.

Kính 2 tròng Franklin có tâm của đoạn nhìn gần nằm trên bờ phân cách nên không xảy ra hiện tượng nhảy ảnh.

Song thị

Có thể xảy ra khi mắt nhìn ở giữa ranh giới 2 tròng
Người bị bất đồng khúc xạ khó dung nạp kính 2 tròng do hiệu ứng lăng kính ở 2 mắt không bằng nhau khi nhìn gần.

Kính 3 tròng (Trifocal)

Sản phẩm này thường được dùng cho BN lớn tuổi có độ lão thị cao. Sản phẩm có lỗ hổng trong đoạn điều tiết, có một vùng không thấy rõ khi đeo kính 2 tròng.

Kính có công suất cộng tăng dần ( Progressive Addition Lenses – PAL)

Kính PAL sẽ khắc phục được khuyết điểm này do công suất của kính này sẽ thay đổi dần khi chuyển từ thị giác xa sang thị giác gần, tránh được lỗ hổng trong đoạn điều tiết và đặc biệt là có tính thẩm mỹ vì không có bờ phân cách giữa tròng xa và tròng gần.

Mặt trước của kính PAL gồm 4 vùng quang học:

  1. Một vùng cho thị giác xa: phần trên
  2. Một vùng cho thị giác gần: phần dưới
  3. Một vùng chuyển tiếp: phần hành lang hẹp ở trung tâm với công suất tăng dần từ trên xuống dưới.
  4. Vùng méo ảnh (distortion) ở ngoại biên: không có chức năng quang học

Mặt sau được dành cho công suất cầu và trụ của kính nhìn xa :

Do cấu hình này mà kính PAL có khuyết điểm là vùng sử dụng cho vùng thị giác gần bị giới hạn, nhưng đáng kể nhất là hiện tượng méo ảnh ngoại vi
Sự méo ảnh ngoại vi này là do loạn thị không mong muốn gấy ra bởi sự thay đổi của những đường cong phi cầu (aspheric curves), rõ nhất là ở góc dưới trong và góc dưới ngoại của kính. Méo ảnh này sẽ tạo nên cảm giác như đang bới khi mắt chuyển động, trở ngại cho việc thích nghi của BN đối với kính, nếu như BN không được hướng dẫn rõ khi sử dụng kính…

kinh-lao-hai-trong-2312

Mặt trước của kính PAL gồm 4 vùng quang học

Kính lão nhìn xa và gần – Các dòng kính PAL

Trước đây, kính PAL được làm 2 loại: Hard design (thiết kế cứng) và Soft design (thiết kế mềm)
Hiện nay, trên thị trường kính PAL được chia làm 4 loại:

Kính PAL chuẩn (Standard Progressive Lenses – Soft design)

Kính được thiết kế để cho vùng trung gian rộng hơn và trải dài hơn (công suất trong vùng chuyển tiếp sẽ thay đổi chậm hơn), vùng loạn thị không mong muốn tặng chậm, do đó làm giảm méo vùng ngoại vi, giúp cho người đeo có thị giác tương đối tự nhiên hơn.

Kính thích hợp cho hầu hết các đối tượng, tuy nhiên kính thích hợp cho những người lão thị trẻ, năng động và hữu ích cho những BN làm nghề lái xe chuyên nghiệp cũng như những người có nhu cầu dùng vi tính.
Đòi hỏi gọng có kích thước thích hợp để có thể bao quát được tròng gần

Kính PAL với hành lang ngắn(short Corridor Progressive Lenses – Hard Design)

Kính được thiết kế để cho vùng nhìn xa và gần trải rộng hơn, nhưng thu ngắn vùng trung gian (công suất trong vùng chuyển tiếp sẽ thay đổi nhanh hơn) vùng loạn thị không mong muốn tăng nhanh, do đó sẽ làm gia tăng méo ảnh ở vùng ngoại vi.

Kính thích hợp cho người lão thị có nhu cầu chủ yếu cho thị giác xa và gần.

Là dòng kính PAL thích hợp cho những người muốn chọn gọng có kích thước nhỏ.

Anh Lâm hiện đang ở quận 3 Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên anh dùng kính đa tròng mà rất tự tin. Anh cũng là người kinh doanh mà trước tới giờ đeo kính 1 tác dụng nhìn gần. Rất mất thời gian tháo ra đeo vào. Anh cho biết rất mất công khi phải thay kính liên tục. Có kính này anh thấy tự tin hẳn anh dùng chay xe luôn về nhà.

kinh-lao-hai-trong-2312

Kính thích hợp cho người lão thị có nhu cầu chủ yếu cho thị giác xa và gần

Đeo kính lão nhìn xa và gần

Kính lão nhìn xa và gần giúp người đeo tiẹn lợi không mất thời gian tháo ra đeo vào. Kính tiện lợi giúp người dùng xem tivi chạy xe hay quan sát các tầm nhìn xa. Trong khi đó muốn nhìn gần lại thì mắt chỉ cần nhìn xuống là rõ. Tiện lợi hơn hẳn kính thông thường.

Kính đa tròng có nhiều sản phẩm xa và gần khác nhau. Giúp người dùng chọn cho mình đúng sản phẩm đeo an toàn và dễ chịu. Rất nhiều người lão đã chuyển qua công nghệ kính đa tròng đeo vừa sang, tiện lợi. Kính giúp người đeo đẹp trẻ trung và di chuyển tiện lợi mỗi khi muốn quan sát nhiều nơi.

Công nghệ mới giúp người đeo kính không quá khó cho đôi mắt dễ chịu. Công nghệ làm kính mỏng nhẹ và dễ nhìn cho dù mắt khó đeo hay mắt dị ứng. Tuỳ theo khoảng cách mà làm kính khác nhau cho người đeo khác nhau.

Phùng Huy Hòa

Bài viết liên quan