Mắt lồi là tình trạng nhãn cầu bị nhô ra phía trước. Về cơ bản, đây không phải là bệnh mà nó là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh khác nhau. Hoặc đơn giản hơn, mắt bị lồi to có thể do tình trạng sưng phù sau một chấn thương vùng đầu. Một vài trường hợp khác, người bị tật khúc xạ nặng nhưng dùng kính kém chất lượng, sai cách… Cũng khiến mắt nhô to bất thường.
Tất nhiên! Chẳng ai thấy mắt lồi đẹp cả. Vậy thì làm sao để điều trị hiệu quả đây? Hãy để Titan hỗ trợ giải đáp giúp bạn câu hỏi này nhé!
Nguyên nhân mắt lồi là gì?
Cách giảm lồi mắt muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì phải “trị tận gốc”. Dù bị lồi mắt hay chứng bệnh nào đi nữa, chỉ khi biết được nguyên nhân mới có hướng điều trị phù hợp.
Vậy nguyên nhân là gì?
- Lồi mắt bẩm sinh do cấu tạo hốc mắt hẹp nên gây ra tình trạng “giả lồi mắt”.
- Rất nhiều hình ảnh bị lồi mắt xảy ra ở những người bị cận thị nặng. Lý giải tình trạng này, các chuyên gia nhãn khoa cho biết người bị cận độ cao có cấu trúc giác mạc và thủy tinh thể khác biệt. Dẫn đến việc mắt của họ nhìn hơi lồi so với mắt thường.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy lồi mắt do bệnh lý hay gặp ở người bị bệnh cường giáp, tắc tuyến lệ, tăng nhãn áp…
- Những trường hợp bị chấn thương vùng đầu có thể để lại di chứng mắt nhô ra bất thường.
Để nhận biết mắt bị lồi hay không thì chúng ta có thể dựa vào biểu hiện của mắt. Với người bình thường, độ lồi của mắt khoảng 12mm. Nếu mắt lồi nhẹ, độ lồi dao động từ 13mm – 16mm. Mức độ 2 dao động từ 17mm – 20mm; mức độ lồi 3 dao động 20mm – 23mm. Trường hợp độ lồi trên 24mm là mức độ 4, tình trạng nặng và cần can thiệp càng sớm càng tốt.
Các phương pháp chẩn đoán lồi mắt
Thứ nhất, chẩn đoán thông qua hình ảnh để xác định mắt bình thường hay không. Người bệnh sẽ được siêu âm để phân biệt u đặc, giả lồi hốc mắt, nang hốc mắt… Và đánh giá tình trạng mạch máu trong mắt.
Các bước chụp CT và chụp cộng hưởng từ giúp kiểm tra xương, cấu trúc hốc mắt và cấu trúc mềm quanh mắt. Kết hợp thêm với phương pháp siêu thiết hốc mắt để xác định mắt bị lồi có phải do u hay không. Từ đó có hướng điều trị hóa chất kịp thời.
Thứ hai, kiểm tra bằng chẩn đoán xác định độ lồi của mắt. Việc này không quá phức tạp, chỉ cần so sánh độ mở khe mi bằng cách nhìn từ trên xuống. Tiếp đến nhìn nghiêng so sánh đỉnh giác mạc với cung lông mày và dùng thước ước chừng độ lồi. Nếu độ lồi vượt quá 10mm thì có dấu hiệu bệnh lồi mắt.
Mắt bị lồi điều trị thế nào?
Rất nhiều người lo lắng xem laptop, xem điện thoại nhiều bị lồi mắt. Rồi sau đó đâu lại vào đấy! Nếu giữ những thói quen xấu mà không chịu thay đổi thì dù có phẫu thuật cũng chẳng đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, có khá nhiều cách hết lồi mắt do cận, do bệnh lý… Cụ thể hơn, đó là:
- Chữa bằng xạ trị tức là dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào hốc mắt. Chọn cách này, các bạn cần chuẩn bị tâm lý là ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, xạ trị chữa lồi mắt chỉ định thực hiện bởi các chuyên gia nhãn khoa. Thông qua kết quả kiểm tra mắt sẽ quyết định bạn có áp dụng được cách này hay không.
- Chữa bằng phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng lồi do mắt cận thị nặng. Khi điều trị xạ trị nhưng không đạt kết quả thì sẽ chọn cách phẫu thuật chữa lồi mắt. Nhìn chung, cách này được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Một số bài tập chữa lồi mắt do cận thị tại nhà như: căng giãn cơ mắt, massage mắt, chớp mắt để tăng phản xạ mắt… Những cách này tuy an toàn nhưng hiệu quả chậm và phải kiên trì mới cải thiện tình trạng lồi mắt.
Trên đây là “Cảnh báo những điều bạn phải biết về mắt lồi để điều trị hiệu quả”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, cách nhận biết mắt bị lồi và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!
Phong Linh
https://youtu.be/uyX2Pt4bKpw