Kiến thức sức khỏe

Tròng kính cận – Bí quyết để phụ huynh chọn sản phẩm phù hợp cho trẻ

Chọn lựa tròng kính cận cho trẻ em thế nào là tốt? đang là câu hỏi của khá nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Tỷ lệ trẻ nhỏ bị cận thị ngày càng gia tăng nên cha mẹ thường phải mua kính cho bé từ sớm. Nếu kính mắt không chất lượng, chúng sẽ gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới thị lực. Mắt kính Titan sẽ mách ba mẹ vài bí kíp chọn kính siêu hiệu quả cho bé nhé.

Kinh nghiệm chọn tròng kính cận cho trẻ

Chọn gọng kính cận trẻ em

Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng gọng nhựa sẽ hợp với trẻ nhỏ. Bởi gọng nhựa mang màu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phú, trọng lượng nhẹ. Bên cạnh đó, gọng kính nhựa khá bền bỉ theo thời gian. Khi sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ không sợ da mặt trẻ bị dị ứng như khi sử dụng gọng kim loại. Nếu trẻ cực kỳ thích chiếc gọng kính kim loại, bạn hãy bọc silicone để bảo vệ độ bền và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi mũi bé chưa phát triển hoàn chỉnh, gọng kính quá chật sẽ làm bé khó chịu. Còn nếu gọng kính quá rộng thì lại nhiều bất tiện khi kính bị xệ xuống. Gọng kính trẻ em Hàn Quốc là sự thông minh dành cho các bậc phụ huynh. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và sáng tạo hơn.

Đặc biệt, khi có ý định chọn gọng kính trẻ em giá rẻ hoặc gọng kính cận trẻ em TP HCM, bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng. Đừng vì một khoản hời nhỏ mà phải gặp những rắc rối về sau. Việc thay đổi gọng kính cũng đồng nghĩa với việc kích thước tròng kính thay đổi. Khả năng bạn phải thay cả tròng và gọng kính cho trẻ là khá cao. Điều này thực sự gây mất thời gian và ảnh hưởng đến hầu bao của gia đình.

Khi sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ không sợ da mặt trẻ bị dị ứng

Khi sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ không sợ da mặt trẻ bị dị ứng

Chọn tròng kính cận

Tính trẻ con thường hiếu động nên rất dễ làm rơi và xước kính, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nếu trẻ chỉ bị cận nhẹ, ba mẹ chỉ nên mua tròng kính có chức năng bảo vệ mắt, tránh trầy xước. Tròng kính cần được làm từ chất liệu nhựa plastic hoặc Polycarbonate.

Nếu bé bị cận thị nặng, bạn hãy chọn tròng kính cận chiết suất cao được cấu tạo bằng nhựa plastic. Điều này sẽ giúp cho chiếc kính của trẻ mỏng nhẹ hơn, tránh gây áp lực lên sống mũi.

Kết hợp với những yếu tố trên, bạn cần đưa con trẻ đi thăm khám mắt theo định kỳ. Nếu độ cận của con không thay đổi quá nhiều, hãy giữ lại chiếc kính cũ của con để “chữa cháy” trong thời gian bé phải làm lại một chiếc kính mới.

Nếu trẻ chỉ bị cận nhẹ, ba mẹ chỉ nên mua tròng kính có chức năng bảo vệ mắt, tránh trầy xước

Nếu trẻ chỉ bị cận nhẹ, ba mẹ chỉ nên mua tròng kính có chức năng bảo vệ mắt, tránh trầy xước

Chú ý tới chế độ bảo hành của kính

Ngoài kiểu dáng, chất liệu, bạn còn cần quan tâm đến tuổi thọ kính và chế độ bảo hành của nhà cung cấp. Điều này để đảm bảo chắc chắn tròng kính của bạn không phải là hàng “đểu”, gây hại mắt.

03 Lưu ý khi chọn mua tròng kính cận cho trẻ em

Nên chọn kính chống tia UV, chống ánh sáng xanh

Bạn nên lựa chọn kính chặn được từ 99 – 100 các tia tử ngoại UVA và UVB cho trẻ. Mắt của trẻ còn non nớt nên cần được bảo vệ chu đáo trước tác hại từ ánh sáng. Nếu không bệnh lý đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng gây ảnh hưởng đến mắt trẻ khá sớm.

Chọn mua kính mắt cho trẻ hiếu động

Trẻ thường thích thú, vô tư với các hoạt động chạy, nhảy, lăn lộn mà không màng đến việc bị cận thị. Do vậy, chiếc kính cho bé cũng phải đáp ứng được khả năng va đập mạnh. Bạn nên chọn kính có khả năng kháng chấn động, chống xước và tròng kính cận thì cố định chắc chắn ở gọng kính. Loại kính nhựa dẻo an toàn hơn cho bé. Đảm bảo khuôn mặt bé vừa vặn với kính khi chọn mua.

Kiểm tra chất lượng mắt kính

Cha mẹ hãy xem xét cẩn thận từng tròng kính cận để chắc chắn là hàng tốt. Chiếc kính không bị trầy hoặc biến dạng và không có vết nứt nào gây ảnh hưởng tới thị lực Trẻ em thường không quan tâm đến việc kính kém chất lượng và không kể cho cha mẹ. Chính vì vậy, bạn hãy có lựa chọn kính thông minh.

Chiếc kính cho bé cần phải đáp ứng được khả năng va đập mạnh

Chiếc kính cho bé cần phải đáp ứng được khả năng va đập mạnh

Tròng kính cận cho trẻ nhỏ thường phải có được chọn lựa kỹ càng vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến đôi mắt của trẻ trong tương lai. Nếu con bạn bị cận thị từ nhỏ, bạn hãy đọc ngay bài viết này và áp dụng kinh nghiệm nhé.

                                                                         Quỳnh Anh

Bài viết liên quan