Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Đeo kính cận là biện pháp hỗ trợ thị lực nhưng đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng oái ăm này chưa? Hãy nhanh chóng giải quyết chúng dựa vào những thông tin cập nhật dưới đây!
1️⃣ Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Sai khoảng cách đồng tử
Mỗi người đều có một khoảng cách đồng tử khác nhau. Tâm kính thuốc bắt buộc phải nằm đúng trục thị giác và đi qua đồng tử. Đeo kính cận bị lệch tâm là nguyên nhân gây đau đầu, nhức mắt. Để khắc phục điều này, bạn cần phải chọn địa chỉ cắt kính uy tín, chuyên nghiệp.
Thế nhưng trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ tầm quan trọng này. Họ chọn bất kỳ một cửa hàng mắt kính gặp trên đường mà chưa có sự tìm hiểu uy tín.
Cuối cùng, họ đeo phải kính thuốc không phù hợp khoảng cách giữa hai đồng tử. Đây chính là nguyên nhân gây đau đầu, mỏi mắt, khó chịu, nhìn vật không rõ và thị lực tăng.
2️⃣ Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Bạn có rơi vào 4 nguyên nhân sau?
Ngoài nguyên nhân kính sai khoảng cách đồng tử, 4 nguyên nhân sau đây sẽ giúp bạn biết tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu?
🔰 Đeo kính không đúng độ cận
Khâu đo mắt đóng vai trò rất quan trọng. Bởi kết quả sai sẽ dẫn đến chọn tròng mắt kính sai độ. Việc đeo kính sai độ cũng giống như việc “râu ông này cắm cằm bà kia”. Không chỉ không có tác dụng mà còn gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Bạn sẽ không thể nào có một tầm nhìn rõ nét huống hồ đau đầu, chóng mặt là điều hiển nhiên.
🔰 Mắt tăng độ nhưng không thay kính mới
Bạn mãi bận bịu với hàng tá những công việc không tên và mảy may quên mất việc khám mắt định kỳ. Thời gian gần đây, bạn nhận thấy những dấu hiệu lạ của cơ thể, cụ thể là đau đầu.
Trong trường hợp này nguyên nhân cao nhất là do mắt đã tăng độ nhưng bạn vẫn còn đeo kính cũ. Lỗi “update” muộn này là nguyên nhân khiến bạn đau đầu.
🔰 Tại sao đeo kính cận bị nhức mắt? Thể trạng mắt yếu
Khi buộc phải đeo cặp kính quá dày, đa số người có tiền sử mắc bệnh thần kinh sẽ cảm thấy đau đầu, nhức mắt. Lúc này, đôi mắt của bạn phải điều tiết nhiều hơn. Yếu tố này khiến hệ thần kinh trung ương vận động nhiều hơn, gây đau đầu, hoa mắt…
🔰 Đeo kính quá chặt
Kính quá ép chặt vào thái dương cũng là nguyên nhân khiến người cận thị bị đau đầu. Vậy tại sao bạn không nhanh chóng chọn một chiếc kính vừa vặn và thoải mái hơn nhưng vẫn hỗ trợ tầm nhìn thị lực rõ nét?
3️⃣ Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Tác động gì đến đôi mắt?
Một số người ngay cả khi bị đau đầu, chóng mặt nhưng vẫn chịu đựng và né tránh việc thay kính mới với nhiều lý do khác nhau. Dù là lý do gì đi chăng nữa, đôi mắt bạn có nguy cơ trả giá do sự thiếu hiểu biết hoặc ngoan cố của bạn gây ra.
🔰 Đau đầu, chóng mặt
Bạn sẽ không thể tập trung vào bất kỳ việc gì nếu suốt ngày luôn cảm thấy đau đầu, mỏi mắt, buồn nôn… Về lâu dài, hiện tượng này có thể dẫn đến các bệnh lý mắt nguy hiểm, mất thị lực là điều tất yếu.
🔰 Suy giảm thị lực
Việc luôn phải điều tiết để nhìn rõ qua lớp kính là nguyên nhân khiến đôi mắt suy giảm thị lực nhanh chóng. Do đó, bạn nhất định phải thay kính mới nếu mắt đã tăng độ.
🔰 Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Tăng độ cận
Một trong những nguyên nhân khiến bạn đau đầu, tăng độ bất thường là đeo kính sai độ. Việc đeo kính thấp hơn độ cận mới khiến đôi mắt điều tiết liên tục, không ngừng để đạt trạng thái hoạt động tối đa.
Tình trạng này kéo dài, chắc chắn đôi mắt bạn sẽ tăng độ không phanh. Nếu không muốn đeo cặp đít chai dày cộp thì hãy tuân thủ khám mắt định kỳ.
🔰 Mắt bị nhược thị
Suy giảm thị lực nghiêm trọng dẫn đến nhược thị là tận cùng nỗi đau của người mắc tật khúc xạ mắt. Vì sao chúng tôi gọi là tận cùng nỗi đau? Bởi vì lúc này một chiếc kính chuẩn không thể cứu vãn được tình hình thị lực của bạn.
Ngoài đau đầu, chóng mặt, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Thị lực bạn hoàn toàn không còn nhận sự trợ giúp của kính thuốc nữa. Tức là, mọi biện pháp cải thiện thị lực gần như vô hiệu hóa.
4️⃣ Lời khuyên nào bác sĩ nhãn khoa dành cho bạn?
Mới đeo kính cận bị nhức mắt, đau đầu thì bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và có giải pháp kịp thời.
Tốt hơn hết, bạn nên đến đo khám mắt tại những địa chỉ, cơ sở hoặc trung tâm có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ chuyên khoa để điều chỉnh kính an toàn, chuẩn xác.
Tầm 3 đến 6 tháng, bạn nên đi khám mắt định 1 lần. Đây là cách giúp bạn nắm rõ tình trạng thị lực, độ tăng giảm của mắt đồng thời kịp thời cắt kính đúng độ cận. Có như thế, bạn sẽ không phải hoang mang đi tìm lời giải tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu.
Ngoài ra, trong suốt quá trình sử dụng kính, bạn cần vệ sinh, bảo quản cẩn thận. Xước kính là một trong những nguyên nhân khiến tầm nhìn mờ nhoè. Đôi mắt buộc phải điều tiết mạnh gây đau đầu, tăng độ.
Để hạn chế trầy xước kính, bạn không úp kính hoặc để kính tiếp xúc vật cứng. Chúng ta cần dùng khăn mềm chuyên dụng kết hợp nước rửa kính chuyên dụng để vệ sinh.
Tại sao đeo kính cận lại bị đau đầu? Bạn đã soi rõ mình trong những nguyên nhân nêu trên chưa? Đừng quá lo lắng, việc của bạn là hãy đến nơi đã cắt kính và nói rõ tình trạng mình. Nếu như nơi bạn lựa chọn ngay từ đầu không là địa chỉ cắt kính chuyên nghiệp, đây là thời điểm bạn sẽ nhận ra và tìm giải pháp từ cửa hàng khác.
Trà My