Đo mắt cận và cắt kính cho trẻ em thấy vậy chứ khó hơn mua kính cho người lớn nhiều. Bởi lẽ bên cạnh việc mua kính tốt, an toàn với mắt bé… Thì các bậc phụ huynh còn phải cân nhắc đến yếu tố: giá cả, tính năng kính. Đặc biệt, nhiều bé không thích đeo kính nên cứ “vứt” kính lung tung. Nếu mua kính “rẻ”, không bền, dễ trầy nứt… Vậy thì có khi mới cắt kính hôm trước – hôm sau đã đổi kính mới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chọn kính cận cho bé. Bố mẹ hãy tham khảo để mua và hướng dẫn con trẻ dùng kính cận đúng cách nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm đo mắt cận và cắt kính cho trẻ em
Kính cận được tạo thành bởi 2 bộ phận là: gọng kính và tròng kính (có độ). Hiện tại, đại đa số người bị cận thị thường là cận loạn, cận lệch… Đối với các bé, tình trạng này cũng rất phổ biến và có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Do đó, các bậc phụ huynh nhất định phải chú ý đến việc chăm sóc mắt cho trẻ. Dù bé có thị lực tốt thì vẫn có thể cho con dùng kính để bảo vệ mắt tốt hơn.
Về gọng kính, các bạn có thể cho bé dùng gọng kim loại hay gọng nhựa đều được. Có điều, chỉ nên lựa chọn gọng kính khi đã xong quy trình đo mắt cận. Thêm nữa, hãy dựa vào độ tuổi của bé để chọn gọng kính cận phù hợp. Ví dụ: nếu các bé còn quá nhỏ hoặc có độ cận cao thì nên dùng gọng kính nhựa. Trường hợp bé bị cận nhẹ, đã có ý thức dùng và bảo quản kính thì có thể chuyển sang dùng gọng kim loại thời trang. Ngoài ra, mua kính cận cho trẻ em cần chú ý đến size gọng kính. Nếu chọn sai size sẽ khiến kính dễ bị rơi tuột, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mắt.
Về tròng kính, đo mắt cận và cắt kính cho trẻ em nên xem xét kỹ về vật liệu tròng. Nếu mua kính thủy tinh, các bạn phải chấp nhận sự thật rằng nó sẽ dễ vỡ và có nguy cơ gây tổn thương mắt. Còn các mẫu kính nhựa lại có yếu điểm là dễ trầy và nhanh bị ngả màu. Dù vậy, nếu các bạn cần lời khuyên thì tròng kính nhựa sẽ tốt cho bé hơn. Hãy chọn kính cận có tính năng chống trầy xước để lâu hỏng nhé!
Làm thế nào để tạo cho bé thói quen dùng kính cận?
Trước khi đo mắt, nhiều người chỉ quan tâm đến những câu hỏi như: hình ảnh đo mắt cận như thế nào? Hay thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?… Đó là chưa kể các thông tin về sản phẩm gọng kính, tròng kính đều được “truy lùng”.
Tuy nhiên, nếu đối tượng sử dụng kính thuốc là trẻ em thì những thông tin trên chưa đủ. Bên cạnh việc lựa chọn nơi đo mắt, mua kính cận tốt… Các bậc phụ huynh phải hướng dẫn con cách dùng và tạo cho bé thói quen dùng kính cận. Việc này có khó lắm không?
Cũng giống như người lớn, lần đầu đeo kính sẽ khiến bé có cảm giác vướng víu khó chịu. Thế nhưng, bố mẹ không nên “thỏa hiệp” với con theo cách “ừ thì không đeo cũng được”. Dù bị cận nhẹ nhưng nếu không sử dụng kính cận kết hợp với việc chăm sóc mắt… Về lâu dài độ cận tăng, mắt cận nặng hơn và tăng nguy cơ bị biến chứng.
Thay vào đó, hãy tập cho bé làm quen với việc đeo kính. Trong vài ngày đầu tiên có thể cho bé đeo kính trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó tăng dần thời gian đeo kính trong ngày để bé quen dần. Các bạn cũng nên giải thích thêm cho con biết mắt bé đang gặp vấn đề gì? Vì sao con phải đeo kính cận? Đồng thời, nhắc nhở bé những việc như: đặt kính vào hộp đựng kính khi không dùng. Hay như hướng dẫn bé cách lau kính để kính sạch không trầy xước. Nếu con thực hiện tốt, hãy khen ngợi khích lệ bé nhé!
Nên đo mắt cận ở đâu tphcm?
Trên đây là một vài thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc “Đo mắt cận và cắt kính cho trẻ em phải chú ý vấn đề gì?”.
Tại TPHCM, hãy ghé đến Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa chữa kính gãy hỏng… Với hơn 10 năm thành lập và phát triển, Titan là địa chỉ cung cấp kính mắt được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Hãy liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình.
Phong Linh