Mắt nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) tuy không quá phổ biến như: cận thị, loạn thị… Thế nhưng tỷ lệ người bị bệnh đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác của hai mắt. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
Vậy nhược thị có triệu chứng gì? Liệu có thể nhận biết ngay cả khi chưa khám mắt? Dưới đây của Titan sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này. Đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé!
Ai cũng có khả năng bị bệnh nhược thị
Mắt nhược thị là gì? Đây là hiện tượng suy giảm thị lực xảy ra chủ yếu ở một mắt. Một vài trường hợp nhược thị xuất hiện ở cả hai mắt. Thực tế, nhược thị có thể ngăn ngừa và chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Khi tìm hiểu về nhược thị, nhiều người nghĩ rằng đây là vấn đề chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ đó chủ quan nghĩ rằng người lớn sẽ không bao giờ bị nhược thị. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa khẳng định ai cũng có thể bị. Thậm chí quá trình điều trị nhược thị ở người lớn còn khó khăn hơn trẻ em. Bởi vì dưới 8 tuổi là thời gian vàng điều trị nhược thị; rõ ràng người trưởng thành đã bỏ lỡ giai đoạn này.
Dự đoán mắt nhược thị qua một vài biểu hiện
Mắt bị nhược thị có thể được chẩn đoán thông qua việc khám mắt và đo thị lực. Có điều, người Việt không phải ai cũng có thói quen định kỳ đo khám mắt. Nhiều khi mắt bị mờ nhòe, nhức mỏi…Họ cũng “bỏ qua” vì nghĩ rằng có thể do thiếu ngủ, làm việc quá sức mà thôi.
Tất nhiên, nếu cảm giác đau nhức mắt chỉ diễn ra vài giờ hoặc hết ngay ngày hôm sau… Thì có lẽ bạn đã đúng, chỉ cần nghỉ ngơi thêm là được. Thế nhưng, nếu kéo dài nhiều ngày kèm tình trạng suy giảm thị lực, hoặc mắt mờ ngay cả khi đeo kính thuốc… Vậy thì “lớn chuyện” rồi đấy! Trong rất nhiều khả năng có thể xảy ra, nguy cơ cao là mắt đã bị nhược thị.
Dự đoán này là có cơ sở, nhất là khi có những dấu hiệu của nhược thị cụ thể như:
- Thị lực giảm ở một hoặc hai mắt. Muốn nhìn rõ phải nheo mắt, nhắm một mắt hay nghiêng đầu vẹo cổ… Ở một số người, khả năng phân biệt độ nông sâu giảm.
- Hay bị: mỏi nhức mắt, đau đầu, khó tập trung…
- Có kèm theo lác mắt. Cần phải hiểu rằng lác mắt có thể là nguyên nhân gây nhược thị và nó cũng có thể là triệu chứng do mắt nhược thị gây ra.
- Các tật khúc xạ như: cận/viễn, loạn… đều dễ gây biến chứng nhược thị. Tật khúc xạ càng nặng thì nguy cơ càng cao. Nhất là với những người bị tật khúc xạ mà hai mắt chênh lệch nhau từ 2 diop trở lên.
Người lớn bị nhược thị có chữa được không?
Nhược thị có chữa được không? Khẳng định với bạn là có thể chữa được. Như đã nói ngay từ đầu, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Bệnh nhân cần nghiêm chỉnh tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thêm nữa, chi phí mổ mắt nhược thị còn tùy vào tình trạng mắt để chọn phương pháp phù hợp.
- Nếu nguyên nhân mắt nhược thị là do bị tật khúc xạ thì có thể đeo kính để điều chỉnh. Tiếp đến lập kế hoạch áp dụng bài tập cho mắt nhược thị để phục hồi chức năng mắt cải thiện thị lực.
- Trường hợp bị nhược thị do đục thủy tinh thể thì phải phẫu thuật chữa nhược thị. Cụ thể hơn là phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo.
- Nhược thị ở trẻ em đa phần do dẫn truyền của thần kinh thị giác có vấn đề. Các bác sĩ nhãn khoa thường dùng phương pháp che mắt khỏe mạnh để kích thích thị lực mắt yếu hơn. Ngoài ra, tùy mức độ bệnh sẽ kết hợp dùng thêm thuốc nếu cần thiết.
Trên đây là những chia sẻ “Làm sao để phát hiện mắt nhược thị ngay cả khi chưa khám mắt?”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!
Phong Linh