Cận nặng có mổ mắt được không? Cứ 10 người bị cận thị nặng thì cam đoan có đến 9 người thắc mắc vấn đề này rồi.
Quả thật, cận càng nặng thì kính càng dày, rất bất tiện khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Khi đó, phẫu thuật chữa cận thị chính là giải pháp duy nhất giúp bạn không cần đeo kính nữa.
Tuy nhiên, không phải cứ có chi phí thì đều được phẫu thuật. Để có thể dùng phương pháp này thì người bệnh vẫn cần đáp ứng một vài điều kiện cơ bản.
Để mổ cận thị cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo các chuyên viên tư vấn, tốt nhất những người cận thị dưới 18 tuổi nên đeo kính cận. Bởi ở tuổi này, độ cận chưa ổn định nên việc mổ cận là điều không nên. Thêm nữa, người trên 18 tuổi giác mạc đã đủ dày, phẫu thuật mổ cận thị sẽ an toàn hơn. Quan trọng hơn, người muốn mổ cận thị phải có sức khỏe ổn định. Mổ cận thị chống chỉ định với người bệnh tiểu đường, bà mẹ mang thai và đang cho con bú.
Mổ cận thị chỉ dành cho người bị cận nặng?
Cận nặng có mổ mắt được không? Cận khoảng bao nhiêu độ thì được phép mổ?… Đây là hai trong số rất nhiều vấn đề được người bệnh quan tâm.
Trước kia, nhiều người nghĩ mổ cận thị công nghệ mới chỉ dành cho người cận trên 4 diop. Thực tế, nếu bạn cận 0,5 điop, có đủ điều kiện để mổ và muốn phẫu thuật thì vẫn được. Nếu bạn làm việc trong ngành đặc thù yêu cầu cao về thị lực thì có thể chọn mổ cận. Tỷ lệ thành công sau khi mổ rất cao, đạt đến khoảng 95%. Tỷ lệ 5% còn lại có thể bị tái cận sau khi đã phẫu thuật.
Hiện nay, trình độ kỹ thuật y học khá phát triển nên hầu hết các trường hợp bị cận thị đều có thể mổ được. Tùy vào tình trạng thị lực hiện tại các chuyên gia sẽ tư vấn có nên mổ cận thị không.
Trường hợp bạn bị cận thị nhẹ thì có thể chọn giải pháp đeo kính hoặc mổ đều được. Trong các phương pháp phẫu thuật hiện nay, mổ cận thị bằng Lasik được đánh giá cao. Cách này khá an toàn, phù hợp với nhiều mức độ cận thị nặng nhẹ và nhanh hồi phục.
Trường hợp bạn bị cận thị nặng, thậm chí lên đến 15 – 16 diop thì không thể chọn cách trên. Lúc này, cách mổ cận thị nặng tốt nhất là thay thủy tinh thể nhân tạo.
Một số vấn đề cần biết khi mổ cận thị nặng
Cận thị vốn được chia làm hai loại, đó là bệnh cận thị và tật cận thị. Vậy hai khái niệm này khác nhau thế nào? Nếu mắt cận nặng có mổ mắt được không?
Về cơ bản, bệnh cận thị là trường hợp bẩm sinh còn tật cận thị là cận thị học đường.
– Người bị bệnh cận thị bị chi phối bởi yếu tố di truyền nên độ cận rất cao. Nhiều trường hợp có thể lên đến 20 diop. Trường hợp này chiếm 30% – 40% những người có nhu cầu phẫu thuật chữa cận thị nặng. Tuy nhiên, người bị cận bẩm sinh khả năng phục hồi thị lực rất thấp. Do đó, có nhiều trường hợp bị cận thị bẩm sinh không thể mổ. Thay vào đó, bạn có thể chọn các mẫu kính cận chiết suất cao để điều chỉnh tật khúc xạ.
– Người bị tật cận thị hay còn được gọi là cận thị học đường. Đúng như tên gọi của nó, cận thị học đường đa số thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò. Mức độ cận từ nhẹ đến trung bình dưới 6 diop. Mức độ tăng độ cận còn tùy vào điều kiện sống, làm việc, cách chăm sóc mắt của người cận.
Để lựa chọn được cách tốt thì người bệnh cần tìm nơi mổ cận thị tốt để được tư vấn. Sau khi đo mắt, dựa trên thông số các bác sĩ sẽ tư vấn cách mổ, dự đoán kết quả. Nếu bạn lo lắng biến chứng hoặc tái cận cao thì có thể chọn đeo kính cận, kính áp tròng…
Chúc các bạn có thể tìm được cách chữa cận hiệu quả để khắc phục tật khúc xạ của mình.