Kiến thức sức khỏe

Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không?

Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không? Đây là câu hỏi Titan thường gặp khi đo mắt cho những khách hàng mới dùng kính lần đầu. Quả thật, những kiến thức này chỉ làm khó những ai chưa từng tìm hiểu về kính mắt mà thôi. Còn sau khi xem xong nội dung dưới đây, bạn sẽ thấy thắc mắc trên thật ra rất đơn giản.

Vậy độ cận và độ đi ốp giống hay khác nhau? Các mức độ cận thị được chia như thế nào? Tham khảo ngay để hiểu hơn về tật khúc xạ cận thị nhé!

kinh-mat-co-do-va-di-op-co-giong-nhau-khong

Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không là câu hỏi thường gặp của những người mới đeo kính

Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không?

Khi kiểm tra mắt và bị mắc tật khúc xạ, các bạn sẽ nghe nhiều đến khái niệm độ. Có điều, độ không phải là khái niệm đúng khi nhắc đến các bệnh về quang học. Chính xác hơn, chúng ta phải thay bằng chữ Đi ốp. Chỉ mới nghe qua đã thấy hơi lạ và có chút khó nhớ đúng không nào?

Vậy điop là gì? – Đầu tiên, để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ tìm hiểu về cận thị – Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Khi đo kính cận, các bạn thường nghe kỹ thuật viên đề cập đến khái niệm độ. Ví dụ: cận 3 độ, cận 4 độ… Độ cận thị được đề cập đến ở đây chính là Đi ốp, được ký hiệu là D.

Chuyên ngành hơn, Đi ốp (diop) chính là đơn vị đo độ cong của kính mắt. Đi ốp được tính bằng tiêu cự của thấu kính F. Quy đổi 1 Đi ốp = 1/F.

1 di op thì F = 1m hay F = 100 cm.

2 di op thì F = 0,5m hay F = 50 cm

Tương tự các độ khác sẽ được tính theo như công thức trên. Với những ai bị cận thị sẽ có dấu “-” trước chữ D. Ngược lại, viễn thị sẽ ký hiệu dấu “+”.

Với những thông tin trên, tin rằng câu hỏi kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không? Chắc chắn không làm khó bạn rồi. Thực ra, đây chỉ là tên gọi khác của đơn vị đo độ cận mà thôi. Thế nên, khi xem những bài viết về tật khúc xạ nếu thấy hai khái niệm này thì đừng bất ngờ nhé!

di-op-la-gi

Khi kiểm tra thị lực, các bạn sẽ nghe nhiều đến khái niệm độ, đi ốp…

Phân loại các mức độ cận thị theo thể bệnh

Hiện nay, để đo độ cận thị thì có nhiều cách. Như là sử dụng máy móc hoặc dùng bảng độ cận thị. Ngay cả bảng đo thị lực cũng có nhiều loại. Như: bảng thị lực vòng tròn hở Landolt, bảng thị lực chữ E của Armaignac hay bảng thị lực chữ cái của Snellen. Nhìn chung, tùy theo từng đối tượng sẽ có cách kiểm tra thị lực phù hợp.

Không chỉ có nhiều cách đo mà cận thị còn được chia thành nhiều dạng khác nhau. Cụ thể hơn:

Cận thị đơn thuần dấu hiệu dễ nhận biết. Khi nhìn xa sẽ bị mờ còn nhìn gần thì bình thường.

Cận thị giả hay gặp ở những ai có thói quen làm việc liên tục không cho mắt nghỉ ngơi. Người bị cận thị giả chỉ cần cân chỉnh thời gian làm việc và thư giãn điều độ. Như vậy sẽ tránh được tình huống biến “cận giả” thành “cận thật”.

Cận thị thoái hóa phát triển rất nhanh và hay gặp ở các bé chưa đi học, bị cận do yếu tố di truyền. Đây là thể cận thị rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tăng nhãn áp, bong võng mạc. Và nặng nhất là gây ra mù lòa.

Cận thị ban đêm nên chỉ xảy ra vào buổi tối, khi ánh sáng yếu làm mắt không nhìn rõ.

Cận thị thứ phát có thể xảy ra do thói quen sống chưa lành mạnh hoặc do bệnh lý nào đó khiến mắt bị ảnh hưởng.

cach-kiem-tra-do-can

Tật khúc xạ cận thị được chia thành nhiều dạng khác nhau

Một số lưu ý khi đo độ cận thị

Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không? Cận 1.5 diop là mấy độ? Hay cận 3 độ là bao nhiêu diop? Những câu hỏi này sao có thể làm khó bạn chứ! Thế nhưng, hiểu về độ cận – độ đi ốp thôi chưa đủ. Vẫn còn rất nhiều thông tin về đo độ cận mà các bạn cần lưu ý.

Thứ nhất, đo cận thị tại nhà thường chỉ ước chừng chứ không cho kết quả chính xác. Do đó, các bạn nên đến bệnh viện hoặc các đơn vị chuyên về kính mắt. Các kỹ thuật viên khúc xạ, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn xác định độ cận. Từ đó có giải pháp phù hợp và đúng đắn nhất.

Thứ hai, phải dùng kính đúng độ để tránh gây “mệt mỏi” cho mắt. Ngoài ra, nên tham khảo thêm các bài tập massage để chăm sóc mắt tốt hơn.

Thứ ba, đừng viện lý do để “lạm dụng” các thiết bị điện tử. Dù rằng hữu ích nhưng máy tính, điện thoại, tivi… Đều là một trong những nguyên nhân gây cận thị và gia tăng độ cận.

kinh-can-chong-anh-sang-xanh

Lựa chọn kính cận đúng độ, đa năng giúp bảo vệ mắt tốt hơn, hạn chế tăng độ cận…

Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Kính mắt có độ và đi ốp có giống nhau không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé đến Mắt kính Titan để được tư vấn thêm về: kính thuốc, kính lão, kính mát, phụ kiện kính thời trang… Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp và tư vấn giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Phong Linh

Bài viết liên quan