Kiến thức sức khỏe

Mắt cận 7 độ thì nên đeo loại kính nào tốt nhất?

Mắt cận thị sẽ luôn tăng độ tùy theo sức khỏe và sự chăm sóc của mỗi người. Trung bình, mỗi năm mắt thường tăng từ 0.25-0.5 độ. Do đó, sau vài năm bị cận, mắt cận 7 độ là rất bình thường. Đây cũng là độ cận phổ biến với nhiều người hiện nay.

Mắt cận 7 độ là cao hay thấp?

Chúng ta khi có các dấu hiệu mờ mắt, nhìn nhòe sẽ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để đo khám mắt. Thông thường, khi có các dấu hiệu này, mắt đã cận 1-2 độ. Mức độ cận thị và các dấu hiệu cũng được thể hiện khác nhau, đặc biệt nhất là khoảng cách nhìn thấy. Độ cận càng cao thì khoảng cách nhìn thấy được càng ngắn.

Đo mắt là cách chính xác nhất để biết độ cận và xác định cận nặng hay nhẹ. Độ cận của mắt được tính bằng độ diop (D).

0 = bình thường

-0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ

-3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị

-6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng

-10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan

Như vậy, mắt cận 7 độ được xem là cận thị nặng. Với độ cận này, khoảng cách nhìn được của mắt rất ngắn. Thông thường đều phải phụ thuộc vào mắt kính mới nhìn thấy được.

Mắt cận 7 độ được xem là cận thị nặng

Mắt cận 7 độ được xem là cận thị nặng

Trường hợp bị cận 7 độ có cần đeo kính không?

Đeo kính cận là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận, người bị cận cần đeo kính thường xuyên hay chỉ đeo kính khi nhìn xa. Trong trường hợp bị cận 7 độ cần đeo kính thường xuyên để hạn chế cận thị tiến triển.

Ngoài ra, chúng ta nên giữ ổn định độ cận và đề phòng các biến chứng của tật cận thị như huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc. Nên chăm sóc mắt cận đúng cách để hạn chế tăng độ cận.

Không nên học tập, làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu. Nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, máy móc, thiết bị như tivi, điện thoại. Giữ khoảng cách tốt và tư thế đúng khi làm việc hay học tập. Nên cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên và đều đặn để tránh mỏi mắt. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mắt khỏe hơn.

Mắt cận 7 độ là cận thị nặng, nên giữ thị lực mắt tốt, hạn chế các nguy cơ tăng độ cận. Trường hợp mắt cận càng cao càng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống.

Đeo kính cận là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị

Đeo kính cận là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị

Nên đeo loại kính nào nếu bị cận nặng?

Một bất tiện lớn cho người bị cận chính là mắt kính quá dày và thiếu thẩm mỹ. Người bị cận nặng dễ thấy sự tự ti của họ khi giao tiếp. Bởi vì mắt kính quá dày, thị lực kém, dẫn đến các vấn đề bất tiện trong cuộc sống. Tròng kính nặng kéo mắt kính xuống, tì đè lên sóng mũi gây khó chịu.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có mắt kính siêu mỏng cho người bị cận nặng. Đây là loại mắt kính riêng biệt, mang đến sự tự tin, thoải mái nhất cho người đeo kính. Tròng kính chiết suất cao với khả năng quang học lớn, do đó, tròng kính cần ít nguyên liệu hơn để làm kính. Phần rìa kính sẽ được làm mỏng, mang đến tính thẩm mỹ cao cho người đeo. Cảm giác đeo kính nhẹ nhàng, dễ chịu, thị lực cũng đảm bảo hơn.

Phần rìa kính được làm mỏng, mang đến tính thẩm mỹ cao cho người đeo

Phần rìa kính được làm mỏng, mang đến tính thẩm mỹ cao cho người đeo

Mắt kính 7 độ cũng sẽ được mài mỏng hoàn hảo mà không ảnh hưởng đến thị lực. Người đeo kính sẽ cảm nhận cảm giác khác biệt ngay từ khi mới đeo.

Anh Như

Bài viết liên quan