Kính cận mỏng, Tin tức & sự kiện

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng  với ánh sáng. Tại sao một chiếc kính có thể làm dày mỏng khác nhau? Làm kính cận mỏng thì có đảm bảo được thị lực không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng.

Những ai nên sử dụng kính cận mỏng

Kính cận mỏng là loại kính có tròng được làm rìa và tròng mỏng hơn tròng kính thường. Nhất là với những người có độ cận cao. Các chất liệu làm kính thường như thủy tinh hay nhựa đều bị làm dày lên. Loại tròng kính này có ưu điểm là mỏng nhẹ hơn rất nhiều. Do đó, nó mang đến nhiều thuận tiện cho người đeo kính. Xem thêm kính cận mỏng tại đây: https://kinhcansg.com/bang-gia-kinh-sieu-mong.html

Những người có độ cận từ 5 độ trở lên nên đeo kính cận mỏng. Bởi vì các độ cận này nếu làm kính nhựa thường thì tròng kính sẽ bị dày. Như vậy khi đeo kính nhìn khó chịu. Cảm giác kính nặng nề, vướng víu. Với người có độ cận trên 10 thì tròng kính sẽ rất dày. Đeo kính rất nặng, và thậm chí nó còn ảnh hưởng đến thị lực mắt.

Do đó, những người bị cận với độ trên 5 thì nên sử dụng kính cận mỏng. Sử dụng chất liệu có độ chiết xuất càng cao thì tròng càng mỏng.

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Tròng kính chữa khúc xạ bằng cách uốn cong ánh sáng đi qua nó. Chỉ số khúc xạ là một tiêu chí quan trọng đối với kính thuốc. Đây là những loại chất liệu có độ chiết xuất cao. Từ đó làm ra những cặp tròng mỏng hơn cho người đeo kính

Độ khúc xạ của mắt và chỉ số khúc xạ của kính được tính bằng đơn vị đi ốp (D). Người bị cận 2 độ, tức là 2 đi ốp, kính cận có độ -2 D.

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Nguyên lí hoạt động của kính cận mỏng với ánh sáng

Các loại tròng kính thường từ thủy tinh và nhựa sẽ rất nặng nếu kính có độ đi ốp cao. Do đó, các nhà sản xuất kính đã tìm ra những vật liệu high index để sản xuất tròng kính. Những vật liệu này có khả năng uốn cong ánh sáng hiệu quả hơn. Khả năng uốn cong ánh sáng gọi là độ chiết xuất. Vật liệu có độ chiết xuất cao thì khả năng uốn cong ánh sáng càng cao. Do đó chỉ cần sử dụng ít nguyên liệu hơn, nhờ đó mà kính nhẹ và mỏng hơn.

Các loại vật liệu chiết xuất hiện có là 1.56, 1.61, 1.67, 1.74. Độ chiết xuất của vật liệu càng cao thì kính sẽ càng mỏng. Như vậy vật liệu có độ chiết xuất 1.74 là loại tròng mỏng nhất thị trường hiện nay. Những người có độ cận trên 10 nên sử dụng loại vật liệu này để làm tròng kính.

 

 

Bài viết liên quan